Thứ ba, 10/3/2020, 21h18

Ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Môn tiếng Anh: Học theo chủ đề, sơ đồ tư duy

Đ thi môn tiếng Anh có 36 câu hi, bao gm câu trc nghim khách quan và t lun, vi t l: 12 câu t lun và 24 câu trc nghim. Đ chú trng đến kiến thc t vng, song quy mô ch mc cơ bn, không đánh đ.

Hc sinh lp 9 làm bài trong gi hc môn tiếng Anh. Ảnh: Đ.Yến

Cụ thể, theo cô Hồ Thị Bích Ty (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh), cấu trúc đề sẽ được phân bố như sau: 12 câu đầu là câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 10 câu kiến thức ngữ pháp hay từ vựng và 2 câu hình ảnh. Kế đến là đọc hiểu với 6 câu (4 câu True/ False và 2 câu hỏi về chủ điểm bài đọc). Phần Cloze test với 6 câu (chọn từ điền vào chỗ trống hình thức trắc nghiệm). Còn phần Word form có 6 câu; phần Rearrange 2 câu và Rewrite 4 câu. Tất cả các câu đều 0,25 điểm/câu (ngoại trừ bài cuối là 0,5 điểm/câu).

Bám sát kiến thc sách giáo khoa

Đề thi tiếng Anh những năm gần đây chú trọng đến phần từ vựng nên nếu không nắm chắc phần này, các em sẽ gặp khó khăn khi làm bài. Nếu trong bài thi phần điền từ có các từ vựng lạ mà trong quá trình học các em chưa sử dụng bao giờ thì các em có thể dùng phương pháp loại trừ để điền từ vào ô trống. Nhiều kiến thức trong đề thi sẽ mang tính thời sự, giáo dục học sinh, có thể đề cập đến những vấn đề nóng, gần với lứa tuổi học sinh như tiết kiệm điện, không lái xe sau khi uống rượu bia và ý thức về một xã hội cộng đồng… Tuy nhiên, đề thi sẽ không xuất hiện những câu đánh đố hay quá khó. Mỗi dạng bài trong đề đều xuất hiện các câu hỏi dễ, trung bình và khó do đó đề có tính phân loại cao. Quy mô kiến thức và từ vựng trong đề thi chỉ ở mức cơ bản, chủ đề bài đọc hiểu cũng khá quen thuộc, bám sát chương trình trong sách giáo khoa, chủ yếu kiến thức nằm trong chương trình lớp 9, có một số câu hỏi ngoài chương trình học hoặc kiến thức cũ.

Hc theo sơ đ tư duy, ch đ

Kiến thức trong môn tiếng Anh tương đối rộng nên để ôn tập một cách hiệu quả, học sinh nên áp dụng sơ đồ tư duy, khoanh vùng kiến thức cần nắm vững. Phương pháp này giúp các em hình dung rõ ràng, rành mạch các mảng kiến thức và dạng bài trong đề thi. Trong phần từ vựng, các em nên học từ vựng theo từng chủ đề của sách giáo khoa. Đồng thời cần nắm chắc từ vựng theo chủ điểm như: động từ chỉ hoạt động thường ngày (everyday verbs), tính từ phổ biến (common adjectives), cấu tạo từ (word formation), kết hợp từ (collocations), từ đi với giới từ (word and prepositions), cụm động từ hai thành phần (phrasal verbs), những từ hay nhầm lẫn (confusing words), từ đồng nghĩa và trái nghĩa (synonyms and opposites). Trong phần ngữ pháp, các em cần nắm vững các chủ đề ngữ pháp trong sách giáo khoa như: mẫu câu cơ bản (basic sentence patterns), cấu trúc câu sử dụng tính từ (structure with adjective), động từ nguyên thể (infinitives) và danh động từ (gerunds), các dạng so sánh của tính từ (comparison of adjectives), phân từ quá khứ và phân từ hiện tại (past and present participles), giới từ chỉ thời gian, địa điểm, giới từ đi với tính từ… Cạnh đó là nắm vững các thì của động từ (verbs tenses), những cấu trúc câu sử dụng thì của động từ (structure with verbs tense), động từ tình thái (modal verbs), câu hỏi đuôi (tag question), câu điều kiện (conditional sentences), đại từ và mệnh đề quan hệ (relative pronouns/clause), liên từ trong câu phức (conjunction to link ideas), câu bị động (passive voice), câu gián tiếp (indirect). Ngoài ra, học sinh cũng nên chú ý ôn tập thêm các tình huống giao tiếp thông thường như cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn (thanking), xin lỗi và đáp lại lời xin lỗi (apologising), mời và đáp lại lời mời (invitations), đề nghị và cách đáp lại lời đề nghị (making requests), xin giúp đỡ và đáp lại (asking for a permission), lời khuyên (giving advice).

Luyn gii đ mi ngày

Đây được coi là một phương pháp tốt trong quá trình ôn tập, giúp các em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vừa có thể làm quen với cấu trúc đề thi. Các em nên luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng làm bài thi và tích lũy vốn từ, nắm được cấu trúc của đề thi, thời gian làm. Khi giải đề thi những năm trước, các em cần nắm chắc các chủ đề ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản, thường xuyên tích lũy và mở rộng vốn từ. Bên cạnh đó, các em cũng cần luyện tập thường xuyên một số kỹ năng đọc hiểu qua các bài văn đọc hiểu để tăng tốc độ đọc, khả năng đọc lướt, chắt lọc thông tin chính.

Một lưu ý nữa khi ôn tập là sử dụng sách tham khảo. Các em có thể tìm thêm những cuốn sách hướng dẫn giải đề như: Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra tiếng Anh 9, đột phá 9+ môn tiếng Anh kỳ thi vào lớp 10 THPT, bộ đề bứt phá điểm thi vào lớp 10 môn tiếng Anh, bộ đề thi tiếng Anh vào lớp 10… Hoặc các em cũng có thể tham khảo những bài thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh của các trường những năm trước. Trong chương trình tiếng Anh THCS, lượng từ vựng tương đối lớn, vì vậy để tránh tình trạng việc học từ vựng trở nên quá tải, học trước quên sau, trước khi đi ngủ các em nên dành thời gian để ôn lại những từ vựng đã học được. Ngoài ra, các em cũng có thể áp dụng các phương pháp học khác trong quá trình ôn tập như học theo nhóm, học qua bài hát, qua phim… để tăng cường khả năng ngữ pháp và từ vựng của bản thân.

Điều quan trọng nhất để ôn tập hiệu quả là các em phải xây dựng cho mình lộ trình học tập phù hợp; nên lập thời gian biểu để chia ngày ôn từng phần kiến thức trọng tâm: Ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp. Tự lập cho mình kế hoạch luyện đề với khung thời gian như đi thi để biết cách phân bố làm bài thi hợp lý. Trước kỳ thi khoảng 1-2 tháng, các em nên luyện đề thật nhiều theo mức độ tăng dần độ khó để rèn kinh nghiệm cho mình và xem kiến thức bản thân đang ở đâu, tiến bộ như thế nào. Khi làm bài thi, các em cần phải đọc thật kỹ đề, tìm ra được các từ khóa trong câu, trong đoạn văn, sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án đúng. Bên cạnh đó cần có tư duy phân tích, suy luận để làm tốt phần reading (đọc hiểu).

Yến Hoa (ghi)