Thứ ba, 7/7/2020, 20h49

Ôn tốt nghiệp THPT: Thầy và trò bước vào giai đoạn… nước rút

Chỉ còn chưa đy 1 tháng na, HS khi lp 12 sc vào k thi tt nghip THPT, ly kết qu xét tuyn vào ĐH, CĐ. Đây đưc xem là thi đim ôn tp nưc rút, chn đim rơi đ có mt k thi đt kết quả cao. Các trưng dù đã lên kế hoch ôn tp t rt sm vn liên tc bám sát tng đi tưng HS đ đưa ra phương pháp ging dy phù hp nht…


HS lp 12 Trưng THPT Lê Trng Tn trong gi ôn tp môn vt lý. Ảnh: Đ.Lan

TP.HCM: Giúp HS không quá áp lc

Tại Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, HS khối 12 có khoảng 8 tuần ôn trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với 6 lớp Tự nhiên và 2 lớp Xã hội, trong mỗi lớp, giáo viên (GV) chia HS thành các nhóm nhỏ theo năng lực học tập và theo tổ hợp bài thi xét tuyển ĐH, CĐ để bồi dưỡng kiến thức từ nền tảng đến nâng cao.

“Trước khi nghỉ ôn tập, trường dự kiến sẽ tổ chức 2 đợt thi thử tốt nghiệp cho HS. Hình thức thi sẽ diễn ra dưới dạng trực tuyến dựa trên phần mềm. Việc thi thử sẽ giúp các em nhận ra bản thân mình còn yếu chỗ nào để bổ sung. Từ kết quả thi thử, GV sẽ có hướng phụ đạo thêm cho HS. Đặc biệt, các kỳ thi thử giúp HS làm quen với áp lực của kỳ thi”, cô Bùi Minh Tâm - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết.

Cũng theo cô Tâm, trước kỳ thi khoảng 2 tuần, GV 9 môn thi sẽ “tiết lộ” với HS khối 12 các bí quyết làm bài thi, chiến thuật làm bài; đồng thời làm công tác tư tưởng giúp các em học cách đối diện với áp lực của kỳ thi, thậm chí là học cách chấp nhận thất bại…

Không tổ chức thi thử song Trường THCS - THPT Diên Hồng lại tăng cường kiểm tra, đánh giá HS khối 12 sau từng chuyên đề để cả thầy và trò cùng định lượng được năng lực học tập của HS. Theo kế hoạch, ngay sau khi kiểm tra học kỳ (HK) II xong, HS khối 12 bước vào giai đoạn cao điểm ôn tập, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài việc củng cố kiến thức cả năm học, GV từng bộ môn còn tăng cường ra đề cho HS giải để làm quen với cấu trúc đề dựa trên đề minh họa lần 2 mà Bộ GD-ĐT công bố.

Thầy Ngô Lập Thu - Hiệu trưởng nhà trường -  thông tin, HS sẽ ôn tập theo tổ hợp môn tự nhiên, xã hội. Nhà trường chỉ tổ chức ôn tập một buổi vào sáng thứ bảy. “Đòi hỏi kiến thức của ngưỡng xét tốt nghiệp THPT là không quá cao, HS khối 12 chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản nhất. Thế nhưng việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT phục vụ xét tuyển ĐH, CĐ thì tính cạnh tranh trong năm nay lại rất cao do chỉ tiêu bằng phương thức này ở các trường ĐH hầu như đều giảm xuống. Như vậy để đạt được kết quả cao bằng xét điểm thi thì từ phía mỗi HS, thầy cô phải nỗ lực hơn trong thời điểm nước rút này”, thầy Thu nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Văn Cường - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Trọng Tấn  - cho hay, với những thay đổi của kỳ thi nên việc ôn tập của HS được GV xây dựng rất bài bản. Vừa giảng dạy thầy, cô vừa làm công tác tâm lý, sẵn sàng giải đáp cho HS mọi lúc từ trực tuyến đến trực tiếp, để các em không quá bị áp lực trước kỳ thi. Cạnh đó, nhà trường cũng duy trì việc đánh giá, kiểm tra thường xuyên, liên tục mức độ kiến thức, kỹ năng của HS theo đúng “tinh thần, áp lực” của kỳ thi tốt nghiệp THPT, tạo sức bật để các em học tập.

Việc ôn tập của HS khối 12 Trường THPT Hùng Vương được sắp xếp theo hình thức kết hợp giữa thời khóa biểu chính khóa và thời khóa biểu tự chọn, áp dụng ngay sau khi hoàn tất kiểm tra HKII và triển khai đến đầu tháng 8. Trong đó, thời khóa biểu chính khóa được thực hiện vào sáng thứ hai, ba, năm, tập trung ôn 3 bộ môn toán, văn, tiếng Anh. Thời khóa biểu tự chọn triển khai vào các sáng thứ tư, sáu, HS được ôn các bộ môn theo khối tự nhiên và xã hội.

Đại diện nhà trường cho hay, bằng việc sắp xếp ôn tập linh hoạt như trên, GV bộ môn có thời gian để tập trung đánh giá, bổ sung kiến thức cho HS theo hướng cá thể. Mỗi buổi, HS chỉ học từ 2-3 môn, như vậy GV dễ dàng hệ thống xuyên suốt kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, đảm bảo HS vừa tốt nghiệp THPT vừa đủ điều kiện để trúng tuyển vào các ĐH, CĐ.

Trong giai đoạn nước rút này, Trường THPT Bùi Thị Xuân xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT kết hợp theo lớp và theo ban thi (A, A1, B, D), bài thi (khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (KHXH)) dựa trên kết quả HS đăng ký. Thời gian ôn tập được triển khai từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8.

Thầy Nguyễn Hùng Khương - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, nhà trường, GV và HS luôn chủ động ôn tập nhằm mục đích xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Thời điểm cao điểm này, GV chủ yếu giúp HS củng cố lại kiến thức, làm quen với cấu trúc đề, làm quen với áp lực thời gian khi giải đề để ổn định tâm lý trong phòng thi, kết hợp giữa ôn tập trên lớp và tăng cường tương tác với HS qua mạng xã hội.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm 2020 toàn TP có trên 74 ngàn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi nhằm mục đích xét tốt nghiệp là trên 4.600 thí sinh, còn lại là vừa xét tốt nghiệp, vừa phục vụ xét ĐH, CĐ.

Min Trung: Bám sát đi tưng đ ôn tp

Trường THPT thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) có 419 HS lớp 12, trong đó có 255 HS đăng ký tổ hợp môn KHTN và 164 HS đăng ký dự thi tổ hợp KHXH. Ngay từ khi kết thúc HKI, trường đã họp phụ huynh lấy ý kiến về việc tăng tiết 3 môn văn, toán và tiếng Anh để sớm có kế hoạch giảng dạy. Tiếp đó, đối với hai tổ hợp môn KHTN và KHXH cũng được cho HS đăng ký và xếp lớp theo đối tượng để tổ chức ôn tập.

Thầy Nguyễn Thế Long - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Việc dạy bám sát đối tượng HS và công tác phụ đạo được chú trọng giúp các em nâng cao chất lượng từ đầu năm. Sau khi có đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, nhà trường đã họp các tổ bộ môn để đánh giá nhằm xây dựng chương trình ôn tập phù hợp. GV trực tiếp nắm lực học của HS để có kế hoạch tổ chức lớp ôn tập đúng trọng tâm. 2 tuần một lần, GV bộ môn xây dựng một đề thi đưa lên web của trường để HS có tư liệu rèn luyện thêm. Nhà trường cũng tổ chức 2 đợt thi thử để HS kịp thời bổ sung kiến thức còn hổng”.


HS Trưng PT DTNT tnh Qung Tr ôn tp đ đt kết qu cao. Ảnh: P.Lệ

Cũng theo thầy Long, trong thời gian này nhà trường sẽ tổ chức các lớp hướng dẫn cho HS dùng máy tính Casio để giải toán cho đối tượng HS trung bình để các em có thể kiếm thêm điểm ở những câu hỏi liên quan đến máy tính trong đề thi.

Đối với các trường có HS dân tộc thiểu số, việc định hướng nghề nghiệp và ôn tập luôn được chú trọng, bên cạnh công tác chăm sóc, nhắc nhở và hỗ trợ tâm lý. Thầy Hoàng Long - Phó Hiệu trưởng Trường PT DTNT tỉnh Quảng Trị - cho biết: “Toàn trường có 100 HS lớp 12, 100% là con em đồng bào Vân Kiều, Pa Cô. Các em ăn ở nội trú trong quá trình học, vì vậy nhà trường luôn có GV cùng với quản sinh hỗ trợ nhắc nhở và hướng dẫn các em. Do mặt bằng có phần thấp hơn so với các trường THPT khác nên mục tiêu thi tốt nghiệp và định hướng ngành nghề được thực hiện từ đầu năm học. Theo đó, cùng với việc ôn thi tốt nghiệp thì tùy theo năng lực từng HS mà GV tìm kiếm thông tin và giúp các em định hướng mục tiêu thang điểm đầu vào tại các trường ĐH. Khi có được mục tiêu thì trên cơ sở đó GV cùng học trò thực hiện ôn luyện để đạt mục tiêu”.

Còn tại Đà Nẵng, nhiều trường cũng lên chương trình ôn tập bám sát đối tượng HS. Như Trường THPT Nguyễn Hiền, ngoài lớp ôn tập 3 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn, tiếng Anh được tổ chức từ đầu năm lớp 12; các lớp ôn tập theo tổ hợp môn tự chọn được trường triển khai từ đầu HKII. Đối với những HS khá trở lên, nhà trường dạy theo chương trình nâng cao để tăng khả năng cạnh tranh trong xét tuyển ĐH, CĐ. Lớp còn lại sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trên cơ sở chương trình giảm tải của Bộ GD-ĐT. Nhà trường chủ trương đề cương ôn tập cùng hệ thống câu hỏi đi kèm được tổ bộ môn xây dựng trên cơ sở phân loại khả năng tiếp nhận của HS. Ngoài ra, trường còn tổ chức lớp ôn thi chống trượt cho 12 HS.

Trường THPT Hoàng Hoa Thám, ngoài các lớp ôn tập bám sát cấu trúc đề minh họa và nội dung chương trình học thì năm nay còn có thêm một lớp ôn thi đặc biệt dành cho 10 HS lệch ban. Sau khi nắm được lực học của HS, trường phụ đạo môn văn để chống trượt.

Tại Trường THPT Phạm Phú Thứ, dựa trên kết quả kiểm tra HKI, kết hợp với so sánh điểm kiểm tra chất lượng đầu năm học để phân tích và tư vấn cho HS chọn tổ hợp môn phù hợp. Nhà trường cũng tổ chức hướng dẫn HS kỹ năng, phương pháp làm bài thi; tổ chức thi thử vào cuối HKII giúp HS củng cố kiến thức...

Tại Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh - cũng cho biết, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng việc triển khai tổ chức ôn tập cho HS lớp 12 không bị động. Các đơn vị trường học đã chủ động sàng lọc đối tượng HS để có phương pháp ôn tập, phụ đạo. Các trường cũng tập trung GV cốt cán để xây dựng bộ đề thi tương tự cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT, chủ động nguồn tư liệu cho GV giảng dạy. Đặc biệt, Sở GD-ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai ôn tập cho HS để GV miền núi và đồng bằng có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Công tác ôn tập sẽ tiến hành đến sát ngày thi. Sở động viên các GV miền núi ở lại để giúp HS ôn tập. Đặc biệt, các trường miền núi chủ động rà soát những vật dụng cần để mang đến phòng thi mà HS còn thiếu như Atlat, máy tính Casio để tìm kiếm sự hỗ trợ từ các trường kết nghĩa.

Cn Thơ: T chc kho sát tt c HS

Trong 2 ngày 6 và 7-7, HS khối 12 của TP đã tham gia kỳ thi khảo sát với đề thi do Sở GD-ĐT ra. Kỳ thi nhằm giúp GV và HS làm quen với những quy định của thi tốt nghiệp THPT; đồng thời qua kết quả khảo sát, các tổ chuyên môn và GV có cơ sở để điều chỉnh phương pháp ôn tập, phù hợp năng lực HS.

Cô Trần Thị Ngọc Sương - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Thủy - cho biết: “Từ kết quả này GV bộ môn sẽ điều chỉnh kế hoạch ôn thi và tự tăng tiết thêm để trả bài cho HS ngoài kế hoạch của trường. Suốt quá trình ôn tập, GV chủ nhiệm lớp nắm tình hình học tập, khuyến khích, động viên các em. Những em có thái độ học chưa tốt sẽ báo cáo lãnh đạo nhà trường và phụ huynh để đôn đốc, tạo điều kiện cho con tập trung ôn thi. Lực lượng GV tham gia việc trả bài cho những HS thi tổ hợp KHXH. Đối với những HS khó khăn, trường sử dụng Quỹ khuyến học hỗ trợ tập vở, sách tham khảo và phương tiện đi lại…”.

Cũng theo cô Sương, trường đã phân loại HS khối 12 từ đầu năm học để tổ chức dạy phù hợp. GV dạy kiến thức kết hợp ôn tập cho HS. Buổi sáng dạy chương trình chính khóa, buổi chiều (5 buổi/tuần) phụ đạo HS yếu kém. Đối với ôn thi, các môn văn, toán, Anh văn dạy theo lớp. Môn tổ hợp chia lớp dựa vào số lượng đăng ký của HS. Sau khi thi HKII và kết thúc chương trình, trường tổ chức dạy nâng cao vào buổi sáng. Tiếp tục phụ đạo HS yếu kém vào buổi chiều…


Mt tiết ôn tp cho HS lp 12 ti Trưng THPT Bình Thy, Cn Thơ. Ảnh: Đ.Phượng

Ngoài tổ chức ôn thi sát với năng lực HS, các trường có thế mạnh về công nghệ thông tin như THPT Châu Văn Liêm, THPT Nguyễn Việt Hồng… còn đưa các bài giảng, hướng dẫn kỹ năng làm bài theo phương pháp trắc nghiệm lên trang web của trường để HS tự học hoặc ôn tập trực tuyến.

Ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ - cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Cần Thơ có 9.650 HS, trong đó GD phổ thông: 8.973 HS, GD thường xuyên: 677 HS. Sở chỉ đạo các trường nghiên cứu sâu sát nội dung tinh giản chương trình cũng như cấu trúc đề thi tốt nghiệp mà Bộ GD-ĐT công bố, để có những định hướng kịp thời trong việc dạy và ôn thi. Rà soát, phân nhóm, lớp theo năng lực để xây dựng phương pháp ôn tập phù hợp.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian dành cho ôn tập sau khi kết thúc chương trình ngắn hơn so với những năm học trước đây, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các trường hướng dẫn GV bộ môn vừa dạy vừa ôn tập, bổ sung kiến thức trong thời gian các em nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, phải đảm bảo HS nắm chắc kiến thức cơ bản. GV tuyệt đối không cắt xén chương trình, đồng thời tư vấn cho HS chọn tổ hợp thi phù hợp với sở trường, nguyện vọng”, ông Tăng nói.

Đ.Lan - P.L - Đ.Phưng