Thứ bảy, 21/11/2020, 15h01

Phản biện giáo dục

Cũng như nhiu lĩnh vc khác trong đi sng, GD-ĐT rt cn nhng tiếng nói phn bin ca xã hi nhm hoàn thin chính mình. Nhưng phn bin sao cho đúng, cho hay, cũng là câu chuyn rt cn bàn đến.


Theo tác gi, GD-ĐT là lĩnh vc luôn dành đưc s quan tâm nhit tình ca dư lun xã hi. Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM) trao đi vi chuyên gia trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai“ ln th 13 năm hc 2020-2021 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc. Ảnh: H.Trinh

Lĩnh vc luôn… nóng

GD-ĐT là lĩnh vực luôn dành được sự quan tâm nhiệt tình của dư luận xã hội, có lẽ phần vì GD-ĐT là một trong những vấn đề trọng yếu góp ích vào công cuộc hưng thịnh quốc gia, phần vì GD-ĐT là câu chuyện thiết thân của mỗi người mỗi nhà, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của đông đảo công chúng. Và còn vì dường như, bàn luận về GD-ĐT là câu chuyện dễ phân tích hơn cả, so với các vấn đề kinh tế, giao thương, công nghệ kỹ thuật, khoa học, du lịch, y tế... vốn yêu cầu phông nền kiến thức chuyên sâu của những người thảo luận.

Nhưng có một thực tế là khi nhắc đến GD-ĐT, ở góc nhìn của sự phản biện với tâm thế mong đợi những đổi thay của thì tương lai, người ta thường nghĩ ngay đến những câu chuyện đáng phàn nàn trong thì hiện tại của GD-ĐT. Khởi đi từ sự thành kiến, nhưng vẫn chưa hết, chỉ cần một chút quan sát, chúng ta sẽ thấy tâm thế của những người phản biện dường như thiên về chỉ trích một chiều thay vì lắng nghe đa chiều, mải mê chạy theo tâm lý đám đông thay vì bình tâm suy xét tìm chính kiến. Chẳng hạn, khi có một sự kiện về bạo lực học đường xảy ra, được báo chí truyền thông đưa tin, chưa cần tìm hiểu kỹ lưỡng chính xác nguyên nhân, diễn biến của câu chuyện, phần đông dư luận sẽ ào ạt... lên tiếng. Và trăm lần như một, sẽ luôn có khá nhiều bình luận có phần nóng vội và thiếu khách quan về các sự việc này. Thậm chí, ngôn từ câu chữ có phần kém văn minh.

Phn bin đ đng thun

Có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau (như chính trị, pháp lý, xã hội học, báo chí - truyền thông…), hoạt động phản biện xã hội là quá trình các lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân, tổ chức) phân tích, đánh giá, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học nhằm đưa ra quan điểm về một vấn đề/sự kiện/chính sách… nào đó trong xã hội; từ đó giúp các đơn vị, cơ quan hữu quan có thêm kênh thông tin để đưa ra những quyết sách, điều chỉnh phù hợp. Nếu phản biện xã hội đi đúng hướng, chạm tới chân lý của vấn đề, sẽ tạo nên hiệu quả lý tưởng. Nói một cách đơn giản, công tác phản biện xã hội hướng đến mục tiêu tạo sự đồng thuận xã hội, để giải quyết sáng rõ một vấn đề nào đó nảy sinh trong cuộc sống. Phản biện xã hội nói lên sự phản hồi của xã hội nhưng mục đích của phản biện là nhằm đưa sự việc, vấn đề trở về đúng với chân giá trị của nó. Mà muốn thế, rất cần sự khách quan, công tâm. Rõ ràng, một ý kiến đóng góp chỉ thật sự mang giá trị và có hiệu quả khi ý kiến đó mang tính xây dựng, thể hiện trách nhiệm của người nói. Còn như chỉ để bình phẩm vô thưởng vô phạt thì thật dễ lắm thay. Ấy vậy mà, không khó để thấy dân tình phản biện giáo dục mà như muốn… hạ gục giáo dục. Bất kể đúng sai, cứ phản biện cho có phong trào với số đông.

Thêm vào đó, nắm bắt được tâm lý kích động của dư luận, cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, đã xuất hiện nhiều tin tức sai lệnh, tin giả về vấn đề GD-ĐT, nhằm đánh lạc hướng dư luận, tạo nên những lùm xùm không đáng có. Thiết nghĩ, công chúng rất cần tạo lập thói quen theo dõi những nguồn tin chính thống từ những đơn vị cung cấp tin tức uy tín, chất lượng; cũng như hình thành thói quen phản biện văn minh để những ý kiến đóng góp của mình thật sự mang giá trị ý nghĩa, giúp ích cho lĩnh vực GD-ĐT nói riêng và cho xã hội nói chung.

Trn Xuân Tiến