Thứ bảy, 30/3/2019, 20h56

Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: SV phải “nhúng mình” vào các doanh nghiệp CNTT

Sáng 30-3, ti Hà Ni đã din ra Chương trình Ta đàm và Trin lãm “Phát trin ngun nhân lc ICT trình đ cao: Gn kết cơ s GD ĐH - doanh nghip (DN)”. Chương trình do B GD-ĐT phi hp cùng B Thông tin và Truyn thông (TTTT) t chc.

B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh tham quan trin lãm đưc t chc cùng bui ta đàm. Ảnh: GDTĐ

Tham dự chương trình, có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện hơn 100 trường ĐH, học viện có đào tạo các ngành ICT, các DN CNTT...

Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện cả nước có 50 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 SV CNTT ra trường. Tuy nhiên số lượng so với nhu cầu phát triển DN CNTT còn chưa tương xứng, nhất là theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 có 1 triệu DN khởi nghiệp, trong đó ưu tiên khởi nghiệp CNTT.

Bộ trưởng nhận định: “Khởi nghiệp CNTT là thông minh nhất, tạo ra tăng trưởng nhanh nhất, kết nối nhanh, giá trị gia tăng lớn. Trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp CNTT là ưu tiên vừa trước mắt, lâu dài”.

Dự báo, năm 2020 cần 100.000 cử nhân CNTT. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là chất lượng. Theo khảo sát trong số 50.000 cử nhân CNTT ra trường chỉ có 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề; 70% phải đào tạo lại.

Theo đó, Bộ trưởng Nhạ nêu vấn đề: Các nhà trường phải đào tạo thế nào? DN đóng góp thế nào? Có nên chỉ là cho học bổng không? Điều cần quan tâm chính là phải đi từ chương trình đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo từ nhu cầu của thị trường, tính đến thay đổi khoa học công nghệ. Chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ. Chương trình đào tạo phải thiết kế theo nhu cầu và tính đến sự thay đổi, các trường phải tiếp cận thị trường với tinh thần phục vụ chứ chỉ đưa ra những gì mình có sẽ khó thành công. Trong đó lưu ý đến tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm. Vì vậy, các trường cần thiết kế chương trình đào tạo học suốt đời, thay đổi phương thức đào tạo giảm bớt hàn lâm, tăng cường đưa SV đi thực tập, thực tập “nhúng mình” vào các DN CNTT - như trường y với bệnh viện. Đây là cuộc cách mạng trong đổi mới tư duy, quản trị ĐH, quản trị theo mục tiêu. SV trong quá trình học tập gắn sâu vào thực tế, hình thành nên những trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, SV CNTT ra trường không chỉ có việc làm mà còn khởi nghiệp tạo việc làm. Nhiều ý tưởng sáng tạo đổi mới từ CNTT nhanh, phương thức đào tạo cũng nhanh. Đào tạo, đổi mới, khởi nghiệp cùng nằm trong một chuỗi trên tinh thần cùng có lợi, hỗ trợ, trách nhiệm vì thế hệ trẻ.

“Nếu các trường tư duy đi xin, DN tư duy đi cho, như thế sẽ không bền. Các trường cần quyết liệt đổi mới, tạo ra những đột phá từ trường, khoa, thầy cô, nhóm SV. Phải đổi mới, kích hoạt thực sự, không đặt ra phong trào. Đây là sự nghiệp vừa trước mắt vừa lâu dài. Vì vậy không nóng vội nhưng thong thả như thời gian vừa qua cũng không được...”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Về phía Bộ TTTT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, chương trình sẽ bàn về những đổi mới đào tạo ĐH và nhân lực để Việt Nam đáp ứng tốt nhất cuộc cách mạng số, cuộc CMCN 4.0. Đầu ra của nhà trường là DN, nhưng nhà trường đã hiểu DN, đã bám DN để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình, DN đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa? Hay 2 đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau?

“Đã đến lúc tuy 2 mà 1…”, Bộ trưởng TTTT nhấn mạnh.

Festival Khoa học công nghệ: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp 4.0

Ngày 30-3, Festival Khoa học công nghệ trong SV (Festival IoT 2019) với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong nền kinh tế số” đã chính thức khai hội tại ĐH Đà Nẵng. Đây là sự kiện quy tụ SV, các nhóm nghiên cứu, sáng tạo trẻ, start-up tham gia triển lãm, giới thiệu các sản phẩm công nghệ, ý tưởng giải pháp smart city, smart campus; là diễn đàn SV gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia, doanh nhân uy tín có liên quan đến Internet vạn vật kết nối (IoT) và các lĩnh vực trong cách mạng công nghiệp 4.0. Festival do ĐH Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật TP.Đà Nẵng tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Ngô Văn Dưỡng - Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng - khẳng định: “Festival Khoa học công nghệ trong SV và IoT Day là ngày hội thực sự dành cho các bạn SV đam mê sáng tạo khoa học, tìm hiểu những công nghệ mới và có cơ hội được gặp gỡ những doanh nghiệp, diễn giả nổi tiếng và trao đổi về “khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo trong nền công nghệ số”. Đây là những đề tài thời sự thu hút sự quan tâm nghiên cứu, sáng tạo của giới trẻ hiện nay. Ngày hội này nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong SV hưởng ứng Năm Hành động 2019, lấy khoa học công nghệ làm trọng tâm để đột phá phát triển của ĐH Đà Nẵng; đồng thời góp phần thực hiện chiến lược xây dựng Đà Nẵng trở thành TP “thông minh”, TP khởi nghiệp sáng tạo”.

Trong khuôn khổ Festival còn diễn ra Talk show với nhiều chủ đề liên quan đến cách mạng công nghệ 4.0 và diễn đàn “Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số”…

V.Yên

Nhiu sn phm tham gia trin lãm ti Festival IoT 2019

Tại tọa đàm đã có 4 tham luận được trình bày; cùng với đó là 2 phiên thảo luận tập trung vào chủ đề giải pháp về cơ chế chính sách để gắn kết cung cầu trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao và giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở GD ĐH và DN trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao.

Những ý kiến, đề xuất tại tọa đàm đều được tổng hợp, tiếp thu, tham khảo trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, tăng cường kết nối cung cầu, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan về nguồn nhân lực ICT.

Trong khuôn khổ sự kiện cũng đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa một số cơ sở GD ĐH với đối tác DN ICT; bên cạnh đó là triển lãm cùng tên với sự tham gia của 15 trường ĐH và 10 DN ICT.

Đ.Bình