Thứ bảy, 22/2/2020, 18h41

Phòng chống dịch Covid-19 cho người điều khiển giao thông

Đ phòng chng dch Covid-19, B Y tế (Cơ quan thưng trc Ban ch đo quc gia phòng chng dch bnh Covid-19) vào chiu 21-2 đã đưa ra khuyến cáo phòng chng dch cho ngưi điu khin phương tin giao thông công cng và phương tin s dng ng dng kết ni như Grab, Be, GoViet…

B Y tế khuyến cáo ngưi điu khin phương tin giao thông trong toàn quc tăng cưng các bin pháp phòng chng Covid-19

Ch đng theo dõi sc khe

Theo nội dung Công văn số 823/BYT-TT-KT ban hành ngày 21-2-2020 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký, Bộ Y tế đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ và các đơn vị quản lý vận tải trực thuộc triển khai, phổ biến nội dung khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện ứng dụng kết nối. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh thành trong toàn quốc chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở GTVT tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở quản lý vận tải triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện. Theo nội dung đính kèm Công văn số 823/BYT-TT-KT, Bộ Y tế khuyến cáo người điều khiển phương tiện giao thông cần thực hiện các biện pháp phòng chống trước khi làm việc, trong khi làm việc và khi kết thúc hành trình nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn cho người lẫn phương tiện giao thông.

Cụ thể, trước khi làm việc, Bộ Y tế yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông phải chủ động theo dõi sức khỏe của mình. Trong trường hợp bị sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời chủ động cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe và thông báo cho đơn vị quản lý biết, không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Đặc biệt, cần chuẩn bị các trang bị cần thiết sử dụng riêng cho cá nhân như nước uống, khăn giấy, găng tay, sản phẩm vệ sinh có chứa cồn (ít nhất 60% độ cồn), quần áo, túi đựng rác… Tương tự, trong khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông cần sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với hành khách; hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách; cần che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là sử dụng khăn vải, khăn tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp ra môi trường. Sau đó, phải bỏ khăn đã sử dụng vào túi đóng kín rồi mới bỏ vào thùng rác và rửa tay sát khuẩn.

Các tài xế nên thưng xuyên v sinh, dn ra, lau kh khun b mt vô lăng, tay lái, tay nm ca xe, ghế ngi, ca s, sàn xe, máy điu hòa… nhm đm bo v sinh cho toàn phương tin, phòng chng dch bnh mt cách hu hiu cho c lái xe và hành khách lưu thông trong hành trình kế tiếp.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện giao thông phải sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh bàn tay. Ngoài ra, các tài xế cần chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dùng; giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động và dinh dưỡng; sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện; không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã… Trong trường hợp người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện nghi vấn, cần lập tức thông báo cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế qua đường dây nóng, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Không s dng trang phc làm vic khi v nhà

Khi kết thúc ca làm việc, Bộ Y tế lưu ý người điều khiển phương tiện giao thông cần chủ động dọn vệ sinh và thu gom túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định. Sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước sạch kỹ càng. Đặc biệt, người điều khiển phương tiện không được mặc quần áo đã mặc khi làm việc để trở về nhà, nên để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc. Bên cạnh đó, công tác khử khuẩn phương tiện giao thông cũng cần được thực hiện ngay bằng các chất tẩy rửa như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính (hoặc ít nhất 60% cồn). Ngoài ra, tài xế nên thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt vô lăng, tay lái, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, máy điều hòa… nhằm đảm bảo vệ sinh cho toàn phương tiện, phòng chống dịch bệnh một cách hữu hiệu cho cả lái xe và hành khách lưu thông trong hành trình kế tiếp.

Ủy ban ATGT quốc gia cũng lưu ý các địa phương cần đẩy mạnh truyền thông giúp người dân tham gia giao thông an toàn. Trong trường hợp sử dụng phương tiện vận tải công cộng, bao gồm cả xe taxi, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống cần thiết như rửa tay bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tham gia giao thông, trong hành trình lưu thông (nếu có thể) và sau khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, hành khách phải đeo khẩu trang y tế trước khi lên xe, đến nhà chờ, trạm dừng và những nơi tập trung đông người; tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn, cần chủ động chia sẻ thông tin cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời. Để phòng tránh dịch cho bản thân và gia đình, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân nên cân nhắc khi đi lại, cần giảm thiểu những chuyến đi không thật sự cần thiết.

Đinh Đàm