Thứ sáu, 16/4/2021, 13h43

Phụ huynh cùng tham gia “giáo dục giới tính” cho trẻ

Cùng hc cùng chơi vi con, thông qua các trò chơi trc quan sinh đng tr biết cách t bo v bn thân, ph huynh cũng thay đi suy nghĩ, thng nht trong cách giáo dc tr… là nhng hiu ng tích cc mang li trong Hi thi “Bé tìm hiu giáo dc gii tính” năm hc 2020-2021 vi s tham gia ca gn 200 ph huynh và hc sinh lp Lá, Trưng Mm non 1 (Q.3).


Ph huynh và tr cùng hc v giáo dc gii tính

Hội thi là hoạt động nằm trong chuyên đề “Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi”, được Trường Mầm non 1 đẩy mạnh trong năm học này. Không chỉ tạo ra sân chơi giáo dục ý nghĩa, việc đổi mới nội dung giáo dục giới tính cũng đã từng bước thay đổi nhận thức của phụ huynh trong phương thức giáo dục trẻ.

Tr và ph huynh cùng “chy”

Xuyên suốt hội thi là các trò chơi được thiết kế sinh động, đa dạng, lồng ghép nhiều nội dung giáo dục giới tính một cách khéo léo, ý nghĩa. Phụ huynh và trẻ được chia thành 3 đội, cùng nhau thể hiện và tranh tài ở trò chơi Rung chuông vàng; Truyền tin; Ghép tranh. “Con hãy kể nụ hôn an toàn là ở vị trí nào và con được phép hôn ai”; “Khi thay đồ, con thay ở đâu và phải làm gì”; “Bác hàng xóm cho con kẹo và kêu con vào nhà chơi với bác, con sẽ làm thế nào?... những câu hỏi tình huống gần gũi, thực tế được đặt ra cho trẻ và phụ huynh, cùng nhau thảo luận, gỡ khó. Nhiều trẻ tỏ ra rất “bản lĩnh”, đầy tự tin khi trả lời các câu hỏi tình huống, nhận diện các hành vi xấu liên quan đến giới tính.

Tham gia cùng con gái trong các hoạt động vui chơi, chị Phạm Hoàng Yến (phụ huynh lớp Lá 3, Trường Mầm non 1, Q.3) cho biết, bản thân chị đã “hiểu” ra nhiều điều. Trước giờ cứ nghĩ là ba mẹ thì được ôm hôn con, chạm vào con mà không cần sự đồng ý của con, nhưng khi được học cùng với con qua hội thi thì hiểu rằng không riêng gì hàng xóm, không riêng gì người lạ mà ngay cả ba mẹ cũng chỉ được phép chạm vào một số bộ phận trên cơ thể con.

Mỗi buổi tối, những lúc trò chuyện cùng con, mình vẫn thường tâm tình với con về các câu chuyện liên quan đến giới tính. Tuy nhiên, các câu chuyện chỉ dừng ở mức nói rằng con không được làm thế này, con không được làm thế kia. Qua các hoạt động trong hội thi giúp mình thấy rằng, trò chuyện cùng con thôi là chưa đủ, bản thân phụ huynh phải thực sự trở thành người bạn của con trong câu chuyện giáo dục giới tính. Làm sao phải cùng học, cùng chơi, cùng gỡ khó, cùng giải thích cho con, để con nhận thức và tự bảo vệ bản thân mình”, chị Yến nói.

“Chạy” cùng con cũng là “bài học lớn” mà chị Trần Thị Mỹ Duyên (phụ huynh lớp Lá 2, Trường Mầm non 1, Q.3) học được sau khi học và chơi cùng con trong hội thi. Chị Duyên cho hay, vấn đề giáo dục giới tính cho con luôn được gia đình quan tâm, song để nói và gọi tên cho đúng câu chuyện giáo dục giới tính thì vẫn còn “lúng túng”. “Các câu chuyện, bài học về giáo dục giới tính sớm cho trẻ hiện nay không phải thiếu, mà ngược lại rất đa dạng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cách tiếp cận của phụ huynh không phải ai cũng có thể chọn lọc, hiểu và nói lại đúng với trẻ. Khi được tham gia trực tiếp cùng với con qua các tiết học, các hoạt động vui chơi, phụ huynh sẽ hình dung rõ hơn, biết cách nói chuyện với con để con hiểu và xử lý với các tình huống mà con có thể gặp phải”.

V đưng sm cho hươu con “chy đúng”

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi là chương trình được Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai mạnh mẽ ở các đơn vị quận, huyện trên địa bàn toàn TP từ năm 2019, nhằm giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, biết bảo vệ bản thân trước các nguy cơ xâm hại ngay cả khi không có người lớn bên cạnh. Tại Q.3, chương trình đã giúp 100% cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tại các trường mầm non trong và ngoài công lập, các nhóm lớp, nhóm trẻ được tập huấn về giáo dục giới tính cho trẻ.

Tại Trường Mầm non 1 (Q.3), chương trình về giáo dục giới tính cho trẻ được nhà trường đưa vào nhiệm vụ trong năm học. Mỗi lớp, giáo viên sẽ xây dựng các kế hoạch riêng, vừa kết hợp lồng ghép qua các hoạt động vui chơi, lễ hội, vừa thực hiện tiết dạy riêng biệt (1 tiết/tháng). “Ban đầu triển khai phụ huynh cũng có phản ứng, thậm chí nhiều phụ huynh còn cho rằng, quá sớm để nói những vấn đề này cho con. Tuy nhiên, nhà trường tăng cường khâu tuyên truyền đến phụ huynh, nhất là thiết kế nhiều hoạt động vui chơi, học tập liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính và mời phụ huynh tham gia cùng. Từ đổi mới tiết học, trò chơi, thiết kế hội thi. Khi được cùng học, cùng chơi với con, phụ huynh sẽ hiểu hơn vai trò, tầm quan trọng và thay đổi nhận thức, thay đổi phương thức giáo dục trẻ về vấn đề này”, cô Phạm Thị Thu Diễm (Hiệu trưởng Trường Mầm non 1, Q.3) cho biết.

Kể lại tình huống “dở khóc dở cười” trong việc giáo dục giới tính cho trẻ, cô Trần Thi Kiều Sa (giáo viên lớp Lá 2), cô Lê Thị Ngần (giáo viên lớp Lá 3), Trường Mầm non 1, Q.3) cho hay, có lần lên chuyên đề dạy trẻ về sự hình thành em bé thì ngay buổi tối hôm đó, phụ huynh gọi điện “than thở” rằng “cô dạy gì mà con về nói kỳ quá”. Theo hai giáo viên, từ chính những bỡ ngỡ ban đầu là cơ hội giáo viên trao đổi, chia sẻ nhiều hơn với phụ huynh để phụ huynh hiểu. Hiện nay, bất cứ hoạt động nào về giáo dục giới tính đều được giáo viên thông tin đến phụ huynh từ hình thức trực tiếp, trực tuyến, được phụ huynh rất ủng hộ.

“Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ là câu chuyện khó chứ không phải dễ. Ở trên lớp, ngoài các tiết học về giáo dục giới tính thì vấn đề giáo dục này còn được “bao trùm” trong toàn bộ không gian lớp học, từ góc học tập, bảng tin, khu vục trẻ đi vệ sinh, góc thay đồ… Tuy nhiên, trẻ từ 3-5 tuổi ở lứa tuổi còn rất nhỏ, để giáo dục giới tính cho trẻ hiệu quả thì cần là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp của cả gia đình và nhà trường”, cô Ngần chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.3) cho biết, từ quá trình tập huấn, mỗi đơn vị nhà trường lại có những cách thức triển khai riêng, linh hoạt để phù hợp với đặc thù, điều kiện đơn vị nhà trường, nguồn lực giáo viên, đối tượng trẻ và phụ huynh. Sau gần 3 năm triển khai, nhìn từ chính địa phương mình, bà Dung nhận định, rõ ràng câu chuyện về giáo dục giới tính đã mang lại những hiệu quả rất khả quan. Trẻ đã tự tin hơn, hiểu hơn về cơ thể của mình, biết cách tự bảo vệ mình trước các tình huống đơn giản như khi gặp người lạ thì xử trí làm sao, thay đồ thì con nên thay ở đâu, những vùng cơ thể nào trên cơ thế mình là thuộc “vùng cấm” không ai được đụng chạm… Giáo viên cũng đã thẳng thắn, mạnh dạn hơn khi chia sẻ với trẻ về câu chuyện này, để giáo dục giới tính cho trẻ một cách hiệu quả. “Đặc biệt là chương trình đã tác động, thay đổi mạnh mẽ đến đối tượng phụ huynh, giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về giáo dục giới tính sớm cho trẻ, từ đó có sự thống nhất, đồng hành với nhà trường trong phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ”, bà Dung bày tỏ.

Đ Giang Quân