Thứ tư, 26/1/2022, 10h10

Quan tâm hỗ trợ tâm lý phụ huynh, học sinh

Sau thi gian dài hc trc tuyến, các chuyên gia cho hay, nhà trưng và giáo viên cn chun b tâm thế, tâm lý thích ng cho hc sinh khi tr li trưng, đc bit vi nhng đi tưng hc sinh d tn thương.


Theo lãnh đo ngành giáo dc TP.HCM, ngoài nuôi dy, nhà trưng cn giáo dc tr mm non k năng ra tay, v sinh, gi khong cách (nh minh ha)

Có tri nghim tích cc cũng gp khó khi tr li trưng

Trong chương trình kết nối và đồng hành có chủ đề “Hỗ trợ tâm lý học sinh trở lại trường học sau giãn cách” do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây, PGS. Vũ Thị Khánh Linh (Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nhìn nhận, nguy cơ gặp khó khăn về tâm lý ở mỗi học sinh khi trở lại trường học sẽ diễn ra không giống nhau. Với một số học sinh, đặc biệt là học sinh đã gặp khó khăn học đường như thường xuyên vi phạm nội quy, bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc hay bị thầy cô khiển trách, học kém… thì việc trở lại trường giống như trở lại “vùng nguy cơ”. Cạnh đó, nhiều học sinh chưa sẵn sàng trở lại trường học với những lý do như đã quen với việc học trực tuyến. Đặc biệt là học sinh lớp 1 vừa thay đổi nhịp học ở bậc mẫu giáo song lại chưa có một ngày được làm quen với trường lớp, cảm giác phải đến một môi trường mới cũng sẽ tạo ra cho trẻ sự bất ổn tâm lý, thì rời nhà có nghĩa là rời “vùng an toàn” để đến với “vùng nguy cơ”.

Trong khi đó, TS. Khúc Năng Toàn (Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho hay, sẽ có 3 giai đoạn quan trọng tác động đến việc hình thành những nguy cơ khó khăn tâm lý của học sinh khi trở lại trường. Đầu tiên là giai đoạn trải nghiệm trước thời kỳ giãn cách. Kế đó là giai đoạn trải nghiệm trong quá trình giãn cách. Cuối cùng là trải nghiệm mang tính chất tiên liệu ở thời điểm trước khi trở lại trường học. Những khó khăn tâm lý sẽ không từ trên trời rơi xuống mà được nảy sinh từ chính trải nghiệm của học sinh. Cụ thể, TS. Toàn phân tích, những trải nghiệm ở giai đoạn trước giãn cách có ảnh hưởng rất lớn đến những nguy cơ, khó khăn trở lại trường mà học sinh có thể gặp phải. Những học sinh đã có trải nghiệm tiêu cực tại nhà trường trong quá trình trước giãn cách như khó khăn với bạn bè, thất bại trong học tập… khi trở lại trường học đồng nghĩa với việc trở lại “vùng nguy cơ”. Ở giai đoạn trải nghiệm của học sinh trong quá trình dịch bệnh, TS. Toàn nhìn nhận, không chỉ học sinh có những trải nghiệm mất mát tổn thương mới gặp khó khăn tâm lý mà ngay cả học sinh có trải nghiệm vô cùng tích cực trong quá trình học trực tuyến cũng có nguy cơ gặp khó khăn tâm lý khi trở lại trường. Cụ thể, nếu gia đình tạo mối gắn kết rất chặt trong quá trình con học trực tuyến thì khi trở lại trường học cũng có nghĩa là trẻ sẽ phải rời bỏ mối gắn kết với cha mẹ, người thân… “Khi bước chân ra khỏi vùng an toàn, dễ chịu thì chắc chắn sẽ nảy sinh tâm lý e ngại, chắn chắn sẽ có rất nhiều học sinh trong bối cảnh này né tránh việc trở lại trường học”, TS. Toàn khẳng định.

Với trải nghiệm ở giai đoạn trước thay đổi trở lại trường, TS. Toàn cho hay, đây là trải nghiệm mang tính nhạy cảm. Học sinh sẽ có suy nghĩ về những gì đang đón đợi các em ở trường. Nếu như những tiên liệu, suy đoán của học sinh hướng vào những tiêu cực như yêu cầu học tập nặng nề, nhiều bài tập; băn khoăn về bạn bè… thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn. “Thầy cô phải tìm hiểu xem trước đây học sinh có vấn đề gì ở trường học hay không. Trong quá trình học trực tuyến ở nhà, học sinh có những trải nghiệm tiêu cực nào không. Trước khi trở lại trường, suy nghĩ, cảm nhận của các em là gì. Nếu như thầy cô nắm được những điều đó thì có thể dự báo, dự đoán được những khó khăn mà học sinh có thể sẽ gặp phải khi trở lại trường học”, TS. Toàn nhấn mạnh.

Chun b trưc tâm lý cho ph huynh, hc sinh

Để chuẩn bị đón học sinh tiểu học trở lại trường, bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) đề nghị các trường phải tổ chức họp với giáo viên, phụ huynh để phụ huynh có tâm thế chuẩn bị cho con trở lại trường. Đặc biệt là làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, tránh để tâm lý e ngại của phụ huynh làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. “Trước khi học sinh trở lại trường, giáo viên chủ nhiệm phải tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch cho phụ huynh, học sinh; tạo tâm thế, tâm lý, giúp các em có kỹ năng trước, không đợi khi học sinh đến trường mới hướng dẫn. Trong tuần đầu đi học trực tiếp, thầy cô có thể giúp học sinh làm quen, hình thành nề nếp, kỹ năng phòng chống dịch sau thời gian ở nhà quá lâu”, bà Thúy lưu ý. Đặc biệt, theo bà Thúy, nhà trường cần quan tâm, làm công tác tư tưởng cho phụ huynh hiểu rõ về việc kiểm tra học kỳ I trước khi học sinh trở lại trường, bởi thực tế còn rất nhiều phụ huynh bị áp lực điểm số học kỳ của con.

Về việc chuẩn bị cho trẻ mầm non trở lại trường, ông Lê Hoài Nam (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, công tác chuẩn bị đón trẻ đi học trở lại là hết sức quan trọng, đặc thù bậc học mầm non cần có các bước chuẩn bị kỹ hơn, chặt chẽ hơn. Các địa phương cần sẵn sàng để khi UBND TP có quyết định thì bắt tay thực hiện ngay. Khi trẻ trở lại trường, các trường sẽ có 1 tuần trước đó để chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất, lớp học để đón trẻ.


Khi hc sinh đi hc tr li, nhà trưng cn quan tâm h tr tâm lý cho các em (nh minh ha)

Với bậc mầm non, theo ông Nam, ngoài nuôi dạy trẻ, các trường cần xây dựng thêm chủ đề chống dịch, quan tâm dạy trẻ các kỹ năng thích ứng trong mùa dịch xuyên suốt từ ngày đầu tiên trở lại trường, giáo dục trẻ kỹ năng rửa tay, vệ sinh, giữ khoảng cách. “Sau một thời gian dài không đến trường, tâm lý của phụ huynh và trẻ sẽ có vấn đề, nhà trường cần phải quan tâm. Chắc chắn khi phụ huynh bị áp lực thì sẽ áp lực lên trẻ. Do đó, địa phương, nhà trường cần làm kỹ công tác tư tưởng với đội ngũ giáo viên, phải lường trước khó khăn này, chuẩn bị tinh thần, làm sao nhẹ nhàng nhất trong công tác giảng dạy của mình”, ông Nam lưu ý.

Ông Nam cho biết thêm: “Riêng nhóm trẻ độc lập tư thục, ngoài công lập, địa phương phải xác định rằng an toàn là trên hết. Do vậy, phải tính toán thật kỹ xem điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo an toàn phòng chống dịch của trường được đến đâu thì nhận bấy nhiêu trẻ, nếu nhận nhiều trẻ quá sẽ không đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Nhóm trẻ độc lập tư thục nào chưa được kiểm tra thì chưa được phép mở cửa trường”…

Bài, ảnh: Đ Yến