Thứ bảy, 11/1/2020, 19h30

Quy định xử phạt nồng độ cồn theo nghị định mới: Người dân rất ủng hộ!

T ngày 1-1, Ngh đnh 100/NĐ-CP quy đnh x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giao thông đưng b và đưng st có hiu lc. Trong đó quy đnh mc pht cao nht đi vi vi phm nng đ cn lên đến 40 triu đng. Có th nói mc chế tài này góp phn thúc đy ngưi dân nâng cao ý thc và nghiêm khc vi chính mình hơn.

Ngh đnh mi vi mc pht nng là đng lc thúc đy nam gii “nói không” vi rưu bia (nh minh ha)

T giác “nói không” vi rưu, bia

Cuối năm là thời điểm ông Phan Thành An (Công ty TNHH Văn Khoa, quận Bình Tân) tiệc tùng với đối tác nhiều nhưng tuyệt đối không dám đụng đến giọt bia, giọt rượu nào vì đa phần đi lại bằng xe ô tô. Ngay như những lời mời mọc tiệc tùng của bạn bè vào dịp cuối tuần, ông cũng “nói không” một cách dễ dàng. Theo ông An: “Nghị định 100/NĐ-CP giúp tôi ý thức hơn để đảm bảo đi lại an toàn và bảo vệ sức khỏe của bản thân”. Trong suốt tuần qua, hàng loạt quán nhậu trên đường Trường Sa và Hoàng Sa (quận 3), quán bê thui ở đường Bắc Hải (quận Tân Bình), nhà hàng trên đường Thành Thái (quận 10) lượng xe ôm công nghệ và xe taxi đến đón khách nhộn nhịp hơn trước. Là một trong số những người chọn đi lại bằng dịch vụ ở nhà hàng Làng nướng Nam Bộ, ông Nguyễn Hoàng Việt (ngụ quận 6) cho biết, lúc đi ông lưu thông bằng xe ôm công nghệ, lúc về đi taxi cho an toàn. Theo ông Việt: “Thà tốn tiền đi xe dịch vụ, chỉ từ vài chục đến trên dưới 100 ngàn đồng, còn hơn bị phạt tiền triệu nếu đi xe máy hoặc xe ô tô”. Theo ông Việt, đi lại bằng cách này cảm thấy rất thoải mái, vì suy cho cùng “quy định mới cũng chỉ tốt cho người dân, sau khi uống rượu bia mà tuyệt đối không lái xe thì vừa an toàn cho mình và không gây họa cho những người khác”.

Nhằm triển khai hiệu quả chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM đã tích cực tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền cho người dân biết về những thay đổi các mức phạt. Kết quả sau 6 ngày áp dụng mức xử phạt theo Nghị định mới (1-1 đến 6-1-2020), CSGT TP.HCM đã lập biên bản xử lý trên 2.000 trường hợp vi phạm, phát hiện gần 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 10 trường hợp là lái xe ô tô vi phạm, gần 190 trường hợp là xe mô tô, xe gắn máy.

Đ đm bo an toàn cho ngưi s dng rưu bia trên đưng v nhà, ông Khut Vit Hùng (Phó Ch tch chuyên trách y ban ATGT quc gia) khuyến khích nên đi li bng các phương tin công cng như xe ôm, xe taxi, hoc nh ngưi thân đưa đón… Đi vi hàng quán hoc các đơn v t chc s kin có s dng rưu bia, ông Hùng đ xut các đơn v nên trang b các phương tin đưa đón nhng ngưi có nhu cu đi li vi mc chi phí hp lý, hoc thm chí ch đng thuê xe đưa thc khách v nhà đ giúp h đưc an toàn.

Theo Thượng tá Huỳnh Trung Phong (Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM), việc áp dụng mức phạt mới tăng nặng đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn không phải là cấm sử dụng rượu bia, mà là tuyệt đối không cho phép người đã uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thượng tá Huỳnh Trung Phong nhận định, qua kết quả xử lý và ghi nhận thực tế trong tuần đầu tiên thực hiện xử phạt theo các khung tăng nặng của Nghị định 100/NĐ-CP, lực lượng chức năng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Đặc biệt dư luận xã hội cũng rất ủng hộ phải xử lý nghiêm “ma men” nhằm góp phần phòng ngừa TNGT trên địa bàn thành phố.

Có nhiu cách v nhà an toàn mà không phm lut

Ghi nhận hiệu ứng trong những ngày đầu tiên triển khai nghị định mới, ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia) cho biết, thông thường vào ngày đầu năm dương lịch (ngày 1-1 hàng năm) là thời điểm có số vụ TNGT và thương vong do TNGT cao nhất ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong ngày 1 và 2-1-2020, Việt Nam ghi nhận chỉ có 18 trường hợp/ngày (giảm 3 trường hợp so với năm 2019). Có thể nói số vụ TNGT được kéo giảm so với năm ngoái là kết quả đầu tiên từ việc triển khai Nghị định 100/2019/ NĐ-CP và Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được triển khai đồng bộ trong toàn quốc. Từ tình hình thực tế, ông Hùng lưu ý kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm khoảng 68%, trong đó khoảng 40% người say rượu bia vẫn tự lái xe về nhà.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng rượu bia trên đường về nhà, ông Hùng khuyến khích nên đi lại bằng các phương tiện công cộng như xe ôm, xe taxi, hoặc nhờ người thân đưa đón… Đối với hàng quán hoặc các đơn vị tổ chức sự kiện có sử dụng rượu bia, ông Hùng đề xuất các đơn vị nên trang bị các phương tiện đưa đón những người có nhu cầu đi lại với mức chi phí hợp lý, hoặc thậm chí chủ động thuê xe đưa thực khách về nhà để giúp họ được an toàn. Triển khai phương án này, nhà hàng Nhất Nướng (quận Thủ Đức, TP.HCM) là một trong những đơn vị tiên phong trang bị 2 xe ô tô 7 chỗ để phục vụ những khách hàng có nhu cầu đi xe về nhà. Tương tự, những ngày qua dịch vụ “Say gọi xế - Xế nhận say” trên mạng xã hội (Facebook, Zalo) cũng thu hút 2.000 thành viên tham gia. Theo anh Nguyễn Minh Đức (quản trị viên nhóm “Say gọi xế - Xế nhận say”), nhóm được thành lập với mục đích nhằm hỗ trợ đưa đón người đã sử dụng rượu bia về nhà an toàn. Bên cạnh các giải pháp trước mắt như trên, ông Khuất Việt Hùng cũng đề nghị cơ quan chức năng các địa phương chú trọng phát triển không gian đi bộ và các loại hình vận tải công cộng nhằm cung cấp các dịch vụ lưu thông cho người sử dụng rượu bia. Đây là giải pháp cần thiết nhằm góp phần xây dựng ý thức lưu thông an toàn một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian sắp tới.

Đinh Đàm