Thứ sáu, 9/7/2021, 14h20

Rèn nề nếp cho trẻ vào lớp 1

Theo nhiu giáo viên, tr chun b vào lp 1 rt thiếu k năng sng như thói quen, khó tp trung... Đ chun b hành trang giúp tr t tin vào lp 1, ph huynh nên dành thi gian cùng tr hc mà chơi, làm quen vi sách v, các con s, phép tính, giúp tr hình thành thói quen và các k năng cơ bn.


Rèn cho tr n nếp, khơi lên cho tr nim ham thích đưc đến trưng là điu ph huynh cn trang b cho tr trưc khi vào lp 1 (nh minh ha)

Dành thi gian hc mà chơi vi tr

Những năm trước, hè là thời gian các lớp học “tiền lớp 1” hoạt động sôi nổi nhất. Song, năm nay tại TP.HCM, tình hình lại khác hẳn, bởi để đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid-19, các lớp học “tiền lớp 1” không được phép tổ chức. Lớp học “tiền lớp 1” sẽ dạy trẻ làm quen trước với con chữ và các phép toán cơ bản. Do vậy, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2021-2022 loay hoay không biết làm thế nào để chuẩn bị hành trang cho con một cách tự tin nhất.

Có con năm học tới vào lớp 1, chị Nguyễn Thu Hoa (TP.Thủ Đức) cho biết trước đây gia đình chị đã lên kế hoạch hè này sẽ cho con tham gia lớp học “tiền lớp 1” để con có điều kiện rèn chữ, không quá bỡ ngỡ khi bước vào môi trường học tập mới. Tuy nhiên, chưa kịp đăng ký cho con theo học thì dịch Covid-19 bùng phát, làm gián đoạn kế hoạch khi các lớp học thêm không được phép tổ chức. “Tôi chỉ lo khi vào năm học con vẫn ham chơi, chưa vào nề nếp mà không theo kịp chương trình học. Việc dạy con học ở nhà cũng không mấy hiệu quả vì con không chú tâm, quá mải chơi...”, chị Hoa lo lắng. Cô Nguyễn Hà Phương Thanh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Q.7) cho hay, thời điểm này phụ huynh nên cho trẻ tập làm quen với các chữ cái, con số; tập cho trẻ làm quen với việc ngồi vào bàn học mỗi ngày khoảng 20-30 phút để trẻ có cảm giác quen thuộc với sách vở, bàn ghế. “Mỗi ngày, phụ huynh ngồi cùng với trẻ, tập cho trẻ nhận dạng chữ cái hoặc con số thông qua các trò chơi. Không nên bắt trẻ ngồi quá lâu bởi như vậy trẻ sẽ rất nhanh chán, chỉ nên từng chút một, chơi và học cùng với trẻ. Điều quan trọng nhất là phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn bởi khi mới bắt đầu làm quen với việc học, trẻ sẽ rất mè nheo, nhanh chán. Việc la mắng sẽ càng khiến trẻ sợ học”, cô Thanh chia sẻ.

Cô Thanh cho biết thêm, lứa tuổi trẻ từ mầm non chuyển sang tiểu học rất muốn khám phá những điều mới mẻ. Do vậy, trong thời gian nghỉ hè này, phụ huynh nên tận dụng để kể với trẻ về trường, lớp… Những câu chuyện phải thật nhất nhưng theo hướng tích cực, thú vị, không nên cường điệu hóa theo lối kể truyện cổ tích, có thể sẽ khiến trẻ thất vọng khi bước vào học. “Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trẻ không có cơ hội tham gia vui chơi, rèn luyện ở các không gian ngoài trời mà hầu như chỉ bó hẹp trong nhà. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, nhất là những trẻ có xu hướng hiếu động. Do đó, phụ huynh cần dành nhiều thời gian để trò chuyện và vui chơi cùng với trẻ; hạn chế cho trẻ tiếp xúc, chơi với điện thoại thông minh bởi sẽ hình thành cho trẻ thói quen xấu khó bỏ sau này khi đi học. Khi dạy trẻ học, phụ huynh không giao cho trẻ quá nhiều yêu cầu mà mỗi ngày chỉ nên một chút, động viên để trẻ cố gắng”, cô Thanh phân tích.

Không k vng quá nhiu vào tr

Nhiều năm dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên Trường Tiểu học Bình Trị 2, Q.Bình Tân) nhận định trẻ lớp 1 khi mới bước vào năm học thường nhút nhát, ý thức tập trung và kỹ năng sống rất kém. Đây là những điều mà giáo viên lớp 1 luôn phải “đau đầu”, thậm chí là “đánh vật” với trẻ trong lớp suốt vài tuần đầu tiên, hoặc là hết học kỳ I. “Trẻ bước vào lớp nhút nhát, lo lắng một phần do môi trường xung quanh quá mới mẻ, một phần là do không nói rõ ràng được ý muốn của mình. Về lâu dài, việc này sẽ khiến trẻ sợ đi học, sợ đến lớp”, cô Huyền cho biết. Từ những “điểm yếu” của trẻ vào đầu năm học mới, cô Huyền cho rằng để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào lớp 1, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà cũng dễ dàng thực hiện nhất trong thời điểm nghỉ phòng chống dịch này là rèn nề nếp, trang bị kỹ năng sống cho trẻ. Theo đó, kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi này đơn giản là thói quen tự giác; biết nói câu có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ, có dạ thưa; đi vệ sinh biết xin cô ra ngoài... “Giờ giấc khi đi học sẽ khác hẳn với thói quen sinh hoạt ở nhà, nếu ngay từ bây giờ trẻ không được tập làm quen với khung thời gian đi học thì trẻ sẽ rất dễ sốc tâm sinh lý, đi học khó tập trung, lâu dần là không theo kịp các bạn”, cô Huyền nêu vấn đề.

“Tuyt đi không mang cô giáo hay chuyn hc hành ra đ hù da tr, d làm tr s đến trưng”, cô Nguyn Th Thanh Huyn (giáo viên Trưng Tiu hc Bình Tr 2, Q.Bình Tân) nói.

Để rèn cho trẻ nề nếp, cô Huyền cho hay, phụ huynh cùng với trẻ có thể tạo ra một thời khóa biểu, xếp thời gian sao cho gần với lịch đi học của trẻ sau này. Trong đó quy định rõ sáng mấy giờ thì trẻ dậy, dậy xong thì làm gì, mấy giờ ngồi vào bàn học và phụ huynh phải làm gương thực hiện cùng với trẻ. Thời khóa biểu đó phải được lặp đi lặp lại hàng ngày để hình thành thói quen cho trẻ. Để rèn cho trẻ kỹ năng tập trung, phụ huynh nên bắt đầu từ những yêu cầu nhỏ như giao cho trẻ tập viết một, hai chữ cái, làm quen một vài con số. Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp ngay trong cách trò chuyện hàng ngày, nhắc nhở trẻ biết thưa gửi, xin phép khi có ý kiến, xin lỗi, cảm ơn chân thành, trình bày rõ ràng...

Giúp trẻ tự tin bước vào môi trường mới, ngoài việc trang bị cho trẻ kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày, theo cô Huyền, phụ huynh cần trao cho trẻ những hiểu biết sớm về môi trường mà trẻ sẽ gắn bó, học tập, khơi lên cho trẻ niềm ham thích được đi học, được đến trường. Bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện về trường, lớp, những điều thú vị mới mẻ mà trẻ sẽ được học, được khám phá. Tuyệt đối không mang cô giáo hay chuyện học hành ra để hù dọa trẻ, dễ làm trẻ sợ đến trường. Cạnh đó, cho trẻ làm quen sách giáo khoa lớp 1 để trẻ tự khám phá, tự tìm hiểu. “Phụ huynh không nên kỳ vọng quá nhiều vào trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi ngày chỉ nên đặt ra những mục tiêu nhỏ để trẻ phấn đấu, có động lực, làm sao rèn được cho trẻ nề nếp, niềm ham thích được khám phá. Việc học thời điểm này chỉ nên dừng ở mức tập cho trẻ làm quen với các con chữ, phép tính...”, cô Huyền bày tỏ.

Theo cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1), dù trẻ được học chữ trước hay chưa được học chữ trước thì bước vào năm học, giáo viên đều có phương pháp giúp trẻ tiếp cận với kiến thức phù hợp với năng lực và nhận thức của trẻ. “Phụ huynh không nên quá lo lắng sợ con không theo kịp các bạn. Hiện nay, giáo viên đều dạy học theo cá thể hóa, tức là tùy theo nhận thức của trẻ mà giao những mức độ, yêu cầu kiến thức khác nhau để trẻ vừa học, vừa cảm thấy thích thú. Điều mà phụ huynh nên làm ở thời điểm này là trang bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1, làm quen với sách vở, làm quen với việc ngồi vào bàn học và không nên kỳ vọng quá nhiều vào trẻ”, cô Chi nhắn nhủ.

Bài, ảnh: Yến Hoa