Thứ ba, 19/1/2021, 20h09

Sáng tạo để hòa nhập cộng đồng

Mô hình Câu lc b (CLB) Sáng to vì xã hi - SIC - không ch là mt sân chơi thú v dành cho thanh thiếu niên mà còn là nơi ươm mm nhiu ý tưng mi l. Thông qua CLB, tr em có hoàn cnh khó khăn có cơ hi bày t, s chia suy nghĩ và dn t tin hòa nhp cuc sng.


Ông Phm Đình Nghinh (Phó Ch tch Hi Bo tr quyn tr em TP.HCM) đánh giá cao ý tưng s dng vt liu phế thi đ làm dng c trng cây xanh ca Câu lc b SIC Mái m Hoa Hng Nh

CLB SIC thuộc khuôn khổ Dự án Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em TP.HCM giai đoạn 2019-2020, được SIHUB (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) hợp tác triển khai cùng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM với sự hỗ trợ kỹ thuật từ UNICEF nhằm trang bị kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo cho thanh thiếu niên. Mô hình này được xây dựng dựa trên những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ chương trình tăng cường năng lực sáng tạo UPSHIFT của UNICEF tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tr có hoàn cnh đc bit tham gia sáng to

Ông Phạm Đình Nghinh (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho biết mô hình CLB SIC giúp cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tham gia vào các chương trình sáng tạo xã hội. Theo đó, sáng tạo để có kỹ năng, để nói lên tiếng nói của mình, tham gia vào các hoạt động cộng đồng nói chung, từ đó thay đổi bản thân. TP.HCM hiện có 9 cơ sở bảo trợ trẻ em công lập và khoảng 50 cơ sở ngoài công lập đang nuôi dưỡng, trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài việc được nuôi dưỡng, các em cũng có quyền tham gia sáng tạo xã hội. Đây cũng là mong muốn của UNICEF và các đơn vị liên quan.


Câu lc b SIC Trung tâm Bo tr Dy ngh và to vic làm TP.HCM gii thiu mô hình khu phc hp th thao có không gian phù hp vi ngưi khuyết tt

Theo ông Nghinh, từ 192 buổi sinh hoạt với sự hỗ trợ từ ban cố vấn và giám sát từ nhân viên của SIHUB, 16 điều phối viên và hơn 10 cộng tác viên đã trực tiếp tham gia thực hiện chương trình SIC hiệu quả. Cái được lớn nhất của CLB SIC là các em đã thay đổi cuộc sống, môi trường trong chính đơn vị của mình. Trong thời gian qua đã có 16 CLB SIC được thành lập với sự tham gia của 303 trẻ, trong đó có 32 em khuyết tật vừa và nặng (khuyết tật vận động và chậm phát triển). Chương trình SIC năm 2020 ghi nhận sự tham gia từ các đối tác là mái ấm, nhà mở và cơ sở bảo trợ xã hội tại TP.HCM. Trong quá trình triển khai hoạt động năm 2020, 34 ý tưởng giải quyết vấn đề xã hội đã được hình thành từ các CLB SIC. Trong đó, các ý tưởng được các chuyên gia đánh giá cao là ý tưởng hướng đến cuộc sống xanh, sử dụng vật liệu phế thải như khẩu trang, chai, lọ… để làm hoa, dụng cụ trồng cây xanh của CLB SIC Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ; CLB SIC Trường phổ cập phường 25, quận Bình Thạnh có ý tưởng lắp đặt máy định vị phát hiện phương tiện vi phạm giao thông; thiết thực và ý nghĩa hơn là ý tưởng của CLB SIC Trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm TP.HCM với việc mở rộng sân bóng mini thành khu phức hợp với nhiều môn thi đấu có thiết kế, lắp đặt không gian phù hợp với người khuyết tật…

Thay đi bn thân

Tại buổi tổng kết chương trình SIC diễn ra cuối tuần qua, các CLB đã thuyết trình và triển lãm kết quả thử nghiệm giải pháp, chia sẻ quá trình thay đổi và trưởng thành khi tham gia CLB SIC. Nguyễn Minh Thông (thành viên CLB SIC Trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm TP.HCM) chia sẻ: Trước đây em rất tự ti, nhút nhát, nhưng sau một thời gian tham gia CLB SIC, bản thân em cũng như các bạn khuyết tật khác cảm thấy tự tin hơn, điều này rất cần thiết cho hòa nhập cộng đồng. Trong quá trình thực hiện ý tưởng, các thành viên đoàn kết, sẻ chia khó khăn và hơn hết là có cơ hội giao lưu, kết nối với các CLB khác. Tương tự, Lê Nguyễn Thùy Dương (thành viên CLB SIC Trường tình thương Ái Linh) cũng tự mình rút ngắn khoảng cách với những người xung quanh chỉ sau một thời gian ngắn tham gia CLB SIC. “Điều thú vị nhất là những ý tưởng, suy nghĩ của mình đã được đón nhận và cùng nhau giải quyết theo hướng tích cực nhất”, Dương nói. Ông Phạm Đình Nghinh kỳ vọng: “Mong rằng trong tương lai, mô hình CLB SIC có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp. Họ có thể chia sẻ góc nhìn của doanh nghiệp, định hướng và cùng thiết kế chương trình để những kỹ năng sống và kỹ năng làm việc mà chương trình trang bị cho các em thêm hữu ích và thiết thực. Từ đó, khi trưởng thành, các em sẽ hòa nhập rất nhanh khi đến làm việc ở các doanh nghiệp và cả các tổ chức xã hội”.

Ở góc độ là đơn vị phụ trách kỹ thuật của dự án, ông Huỳnh Kim Tước (Giám đốc điều hành SIHUB) nhìn nhận: “CLB SIC đã tạo ra cơ hội phát triển cá nhân và khơi gợi cho các bạn trẻ hình thành ý tưởng giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc tham gia vào hoạt động của dự án. Chúng tôi rất vui khi được hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và kết hợp với các cơ quan đồng thực hiện hoạt động này nhằm giúp các bạn trẻ trở thành những công dân tích cực trong tương lai”.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri