Thứ ba, 11/8/2020, 20h49

Sau kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh cần lưu ý gì?

Ngay sau khi hoàn thành k thi tt nghip THPT 2020, thí sinh cn phi lưu ý các mc thi gian liên quan đ có kế hoch điu chnh nguyn vng phù hp vi bài làm ca mình. Theo đó, thí sinh cn phi tính toán, cân nhc tht k trưc khi điu chnh nguyn vng.


Thí sinh ti TP.HCM tham d k thi tt nghip THPT năm 2020

Các mc thi gian thí sinh cn lưu ý

Ngay sau khi công b đim thi tt nghip, mi thí sinh có th làm đơn phúc kho nếu nhn thy kết qu bài thi không tha đáng vi bài làm ca mình. Vic phúc kho s kéo dài t ngày 27-8 đến hết ngày 5-9.

Theo lộ trình, kết quả tuyển thẳng sẽ được công bố vào ngày 20-8, tức là trước thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT - ngày 27-8. Như vậy, những thí sinh trước đó đã làm hồ sơ tuyển thẳng cần phải chú ý. Ngày 5-9, thí sinh trúng tuyển thẳng sẽ xác nhận nhập học. Việc hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 1-9. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các giấy chứng nhận khác sẽ được các trường THPT thực hiện hoàn thành chậm nhất ngày 4-9. Cũng theo lộ trình, ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp, mọi thí sinh có thể làm đơn phúc khảo nếu nhận thấy kết quả bài thi không thỏa đáng với bài làm của mình. Việc phúc khảo sẽ kéo dài từ ngày 27-8 đến hết ngày 5-9. Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất ngày 20-9, hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo chậm nhất ngày 23-9. Theo đó, thủ tục xin phúc khảo bài thi rất đơn giản, thí sinh chỉ cần làm đơn xin phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT (theo mẫu), nộp tại chính trường THPT nơi thí sinh đã theo học lớp 12 và đăng ký thi tốt nghiệp THPT.

Theo kế hoạch, trước ngày 7-9, Bộ GD-ĐT sẽ công bố mức điểm sàn đối với ngành giáo viên và sức khỏe. Ngay sau đó, từ ngày 9-9 đến 18-9, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng, trong đó thời gian điều chỉnh trực tuyến là sau 5 giờ chiều ngày 16-9, còn thời gian điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là sau 5 giờ chiều 18-9. Kết quả trúng tuyển đợt 1 sẽ được các trường công bố trước ngày 27-9. Trước ngày 3-10, thí sinh sẽ làm thủ tục xác nhận nhập học đợt 1. Từ ngày 8-10, các trường sẽ xét tuyển các đợt tiếp theo. Chỉ khi xác định theo học tại môi trường nào, bằng phương thức nào thì thí sinh mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Khi nào cn điu chnh nguyn vng?

Năm nay, phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT được các trường ĐH sử dụng nhưng đa phần đều không vượt quá 50% trong tổng số chỉ tiêu của trường. Mỗi thí sinh, bên cạnh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để làm phương thức xét tuyển thì đều sử dụng thêm nhiều phương thức linh hoạt khác, như sử dụng kết quả học bạ, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, kỳ thi riêng… Ở phương thức xét tuyển bằng học bạ, tính đến thời điểm này nhiều trường đã công bố điểm chuẩn của phương thức này. Nhiều thí sinh trước khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT có khả năng đã đậu cùng lúc… nhiều trường ĐH. Như vậy, với việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, theo nhiều giáo viên, thí sinh cần phải thực sự cân nhắc. Chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết. Đối với việc điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến chỉ được áp dụng với trường hợp số nguyện vọng điều chỉnh không lớn hơn số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi. Tức là thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng, thứ tự nguyện vọng chứ không được phép tăng thêm nguyện vọng. Trong khi đó, điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng cho phép thí sinh được tăng thêm số nguyện vọng. “Nếu đã trúng tuyển vào một ngành, một trường mà thí sinh thật sự yêu thích bằng phương thức xét học bạ và thí sinh xác định sẽ theo học tại môi trường đó thì việc điều chỉnh nguyện vọng là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ chỉ là để dự phòng thì việc điều chỉnh nguyện vọng cần phải tính toán tới, tùy theo kết quả thi của thí sinh”, cô Phạm Thị Trúc Ly (giáo viên môn hóa Trường THPT Long Trường, Q.9, TP.HCM) chia sẻ.

Nguyên tắc điều chỉnh nguyện vọng, theo cô Ly, trước hết thí sinh phải nhìn thẳng vào năng lực của mình - tức là kết quả bài thi, tổ hợp xét tuyển. Kế đó, nhìn lại khả năng, mong muốn của mình đối với ngành học, môi trường học sao cho phù hợp nhất với bản thân. “Trước khi đặt bút viết nguyện vọng, mỗi thí sinh cũng đã được tư vấn rất nhiều từ thầy cô, bạn bè và đã có sự tìm hiểu về ngành học đó. Vì vậy, ở lần điều chỉnh nguyện vọng này, việc thay đổi ngành học cần phải hết sức cân nhắc, không nên chạy theo xu hướng, chạy theo đám đông, không chạy theo bạn bè. Nếu thay đổi phải có sự tìm hiểu thật kỹ, có những hiểu biết chắc chắn về ngành học đó”, cô Ly nói.

Thí sinh thi đt 2 có thit thòi khi trưng ĐH “ct” ch tiêu?

Năm nay, với sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT khi được chia làm 2 đợt thi, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH cũng thay đổi theo trên cơ sở “chia đều” cho thí sinh ở cả 2 đợt nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả thí sinh. Về điều này, nhiều thí sinh băn khoăn với việc điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển. Song các chuyên gia tư vấn tuyển sinh lại cho rằng, việc điều chỉnh nguyện vọng cần dựa trên sức học, kết quả bài thi gắn liền với sở thích ngành nghề của thí sinh chứ không nên phụ thuộc quá nhiều đến chính sách điều chỉnh chỉ tiêu của các trường. “Việc các trường ĐH cắt chỉ tiêu cho đợt tuyển sinh sau là điều cần thiết trong bối cảnh này nhưng điều đó cũng không quá ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh. Từng trường ĐH sẽ có phương án, chính sách tính toán làm sao có sự cân đối mức chỉ tiêu trong tất cả các phương án tuyển sinh”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (chuyên gia tư vấn tuyển sinh) nhìn nhận.

Nhìn nhận về việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi, cô Tống Thị Thiều Hương (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM) cho hay, đây được xem như cơ hội cuối để một lần nữa mỗi thí sinh tự xem lại khả năng, năng lực, đam mê, sở trường của mình gắn với điều kiện gia đình. Song không phải vì thế mà thí sinh ồ ạt điều chỉnh nguyện vọng, các em cần phải nghiên cứu, cân nhắc, thậm chí là có chiến lược phù hợp. “Trong trường hợp nào thì điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào thì các em phải tính toán kỹ. Nếu kết quả điểm thi không được như kỳ vọng, tính toán không tương xứng với mức điểm chuẩn của ngành học, trường học mà mình đã đăng ký làm nguyện vọng 1 thì các em có thể nghiên cứu để thay đổi. Tuy nhiên, đừng vì áp lực, kỳ vọng hay chạy theo xu hướng mà thay đổi ngành học”, cô Hương khuyên.

Theo cô Hương, cánh cổng vào ĐH hiện nay không còn quá hẹp với thí sinh mà ngược lại rất rộng mở. Nhiều trường ĐH thậm chí còn sẵn sàng “trải thảm” cho thí sinh với những mức học bổng, chính sách ưu đãi nếu thí sinh chịu “đầu quân” về trường. “Vấn đề không còn ở chữ ĐH mà vấn đề là sự phù hợp. Dù điều chỉnh hay giữ nguyên nguyện vọng ban đầu, điều quan trọng nhất vẫn là các em chọn được ngành học, môi trường học phù hợp với năng lực, sự yêu thích của bản thân, điều kiện tài chính gia đình cũng như nhu cầu của xã hội”, cô Hương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa