Thứ bảy, 27/2/2021, 11h21

Sinh kế cho phụ nữ trước biến đổi khí hậu

S thay đi v khí hu không ch nh hưng đến tình trng d b tn thương ca ph n mà còn nh hưng đến kh năng và năng lc ca h như nam gii, thm chí nng hơn.


Biến đi khí hnh hưng đến ph n sng ph thuc vào ngun tài nguyên thiên nhiên như nông nghip, đánh bt cá

Gia tăng bt bình đng

Bà Đỗ Thúy Anh - Quản lý chương trình, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women Việt Nam) cho rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) có xu hướng làm gia tăng bất bình đẳng vốn đang tồn tại. Sự thay đổi về khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến khả năng và năng lực của họ như nam giới, thậm chí nặng hơn.

Theo bà Anh, chỉ số khoảng cách giới (GGGI) năm 2020, Việt Nam đứng thứ 87/153 quốc gia, giảm 10 điểm so với kỳ đánh giá trước; Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao (72%); 45% thu nhập từ lao động thuộc về phụ nữ - là một trong số quốc gia trong khu vực có tỷ lệ cao…

Bà Anh phân tích, BĐKH làm gia tăng các thách thức hiện có, thường mang lại những thay đổi tiêu cực đến hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Rõ nhất là ảnh hưởng đến sinh kế của mỗi người, đặc biệt là những phụ nữ sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, đánh bắt cá, tận dụng tài nguyên của rừng.

Điều đáng nói, sinh kế cho phụ nữ chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp. Phụ nữ tập trung vào canh tác có quy mô nhỏ và tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thời tiết. Ngành thủ công nghiệp tạo ra 1,5 triệu việc làm, trong đó 65% là phụ nữ.

“Bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH và rủi ro thiên tai, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ nhiều hơn nam giới như mất việc làm, gánh nặng công việc gia đình, chăm sóc con cái, bạo lực…”, bà Thúy Anh nói.

Va thiếu “cá” va không biết cách “câu”

Bà Ino Mayu - Giám đốc Tổ chức phi lợi nhuận “Từ hạt giống đến bàn ăn (Seed to Table) của Chính phủ Nhật Bản chia sẻ, trong bối cảnh BĐKH và rủi ro thiên tai cần phải đặt người nghèo lên hàng đầu. Họ không chỉ thiếu “cá” mà còn không biết cách “câu cá”, do vậy, giúp đỡ người nghèo cần trao đổi, hướng dẫn, động viên nhiều lần thì mới hiểu và áp dụng được. Họ thiếu tự tin nên cần tạo cơ hội nâng cao từng bước một và động viên thường xuyên để họ cảm thấy mình làm được.

“Nhiều dự án xóa đói giảm nghèo không đạt hiệu quả như mong muốn vì người thực hiện dự án không nhìn thấy tình hình thực tế của người nghèo. Khi lập kế hoạch dự án, thường thuê các công ty tư vấn điều tra. Chính người thực hiện dự án không trực tiếp đi thực địa để kiểm tra tình hình. Thêm nữa, khi đi giám sát, chỉ nghe ý kiến của một số nhóm người của địa phương, thường là các hộ khá, lãnh đạo của xã, huyện…”, bà Ino Mayu đánh giá.

Theo bà Ino Mayu, dự án cải thiện sinh kế cho phụ nữ Bến Tre là một trong những dự án đạt hiệu quả cao mà tổ chức đã triển khai trong thời gian qua. Theo đó, dự án đã hỗ trợ cung cấp kiến thức qua tập huấn về nông nghiệp bền vững, cụ thể là cách nuôi gà, vịt, heo, bò; Hỗ trợ hồ chứa nước ngọt; Ngân hàng con giống… Sau khi tham gia dự án, tỷ lệ hộ nghèo giảm 65%; tỷ lệ hộ thiếu nước giảm 80%.

Đối với việc hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực trồng và chế biến nông sản hữu cơ, dự án đã hỗ trợ tiền xét nghiệm mẫu đất và nước, kết nối thị trường, xây nhà chế biến và hỗ trợ các loại máy móc. Đồng thời tập huấn về nông nghiệp hữu cơ, chế biến và bảo quản nông sản, cách quản lý nhà chế biến và sản xuất, kết nối thị trường, thành lập hợp tác xã…

“Cải thiện sinh kế cho phụ nữ trong bối cảnh BĐKH và rủi ro thiên tai, việc đồng hành và hỗ trợ người dân làm việc theo nhóm và tự chủ nhằm phát triển bền vững là cần thiết. Tuy nhiên cần khuyến khích người dân áp dụng các giải pháp ứng phó với BĐKH”, bà Ino Mayu đúc kết.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tác động BĐKH và tạo sinh kế cho phụ nữ, TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch HĐQT Làng tre Phú An (ĐH KHTN - ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định lợi thế của Việt Nam là có cây tre, tạo ra nhiều sản phẩm, vật dụng sinh hoạt thân thiện với môi trường. Điều cần thiết là vận động, tuyên truyền người dân dùng sản phẩm bằng tre thay thế đồ nhựa, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo việc làm cho phụ nữ với các nghề thủ công đan lát từ tre.

Báo cáo thc trng BĐKH khu vc ven bin ca Vit Nam do Ngân hàng Thế gii - World Bank thc hin năm 2020, mi năm, ngành nông nghip, nuôi trng thy sn, du lch và công nghip b thit hi khong 852 triu USD (tương đương 0,5%GDP) và 316 ngàn lao đng b mt vic do nh hưng ca lũ sông và lũ ven bin; 26% các bnh vin công và trung tâm y tế, 11% các trưng hc b ngp lt t bin, làm gián đon kh năng cung cp dch v thiết yếu…

Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định, BĐKH là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cải thiện bình đẳng giới, thay đổi các quan niệm và chuẩn mực giới tại Việt Nam. Cụ thể là Chính phủ đã có các chính sách và chương trình nhắm đến phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương; Ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững cho nữ giới…

“Thời gian qua, ở các cấp hội và các tổ chức phi Chính phủ đã có nhiều chương trình giúp phụ nữ tiếp cận các chính sách liên quan đến tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ. Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn, cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó vai trò của nam giới là rất quan trọng trong thay đổi chuẩn mực giới và ứng phó với BĐKH”, bà Thảo kiến nghị.

Bài, ảnh: Tuy An