Thứ năm, 7/11/2019, 20h10

Sinh viên gìn giữ hát then, đàn tính

Xa quê đ đến TP.HCM hc tp, ngoài ni nh nhà, nhiu sinh viên Tày, Nùng, Thái còn nh da diết nhng điu hát then, tiếng đàn tính ca quê hương - hn ct ca dân tc mình. Đ xoa du ni nh y, nhng sinh viên này đã cùng nhau thành lp nên CLB Hát then, đàn tính đ gp g, gi gm tâm tư tình cm vào li ca tiếng hát.

Các thành viên CLB Hát then, đàn tính biu din ti đưng sách TP.HCM

T hào v làn điu quê hương

Cứ chủ nhật hàng tuần, tại Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM lại vang lên những làn điệu trữ tình, mượt mà, đằm thắm từ tiếng hát then, tiếng đàn tính của những sinh viên xa bản làng để học tập. Dù không phải là nghệ sĩ, nghệ nhân chuyên nghiệp nhưng giọng ca, tiếng đàn của các bạn đã làm say đắm lòng người, giúp những người đã lâu rồi không có dịp trở về quê hương, xứ sở vơi đi phần nào nỗi nhớ.

Theo bạn Đinh Thị Luyến (dân tộc Tày, sinh viên năm 4, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), CLB Hát then, đàn tính ra đời vào năm 2013. Ban đầu CLB gặp khó khăn trăm bề: thành viên ít ỏi, thiếu kinh phí, đạo cụ, địa điểm sinh hoạt… có nhiều lúc CLB phải đến công viên họp mặt. Nhưng những khó khăn đó không ngăn được niềm say mê, lòng nhiệt huyết và tình yêu đối với làn điệu dân ca của các bạn trẻ. Vượt qua tất cả, các thành viên luôn đoàn kết, động viên giúp đỡ nhau để xây dựng CLB ngày càng lớn mạnh, được bạn bè, nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ. Nhận thấy được đam mê và nhiệt huyết của sinh viên dân tộc thiểu số, không lâu sau đó, lãnh đạo Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM đã chính thức cấp phép cho CLB. Nhờ vậy CLB bắt đầu có tư cách pháp nhân, có tài khoản, văn phòng làm việc và sinh hoạt tại Nhà Văn hóa Sinh viên.

Dù rất bận rộn với việc học tập và làm thêm nhưng cuối tuần các thành viên trong CLB đều tranh thủ có mặt để giao lưu, chia sẻ, tập luyện những bài hát mới. Người biết chỉ người chưa biết, cứ thế CLB tăng thành viên liên tục, đến nay đã trên 20 thành viên. Ngoài hát then, đàn tính, CLB còn có guitar, sáo trúc, một số nhạc cụ khác. Trang phục quần áo dân tộc Tày, Nùng trang bị đầy đủ. Để tiết kiệm, các nhạc cụ đều do các bạn nhờ nghệ nhân lớn tuổi ở quê chế tạo như đàn tính, sáo trúc... “Tham gia vào CLB rất vui và cảm thấy được ấm lòng hơn khi đang ở nơi đất khách quê người. Với em đây là ngôi nhà thứ 2 của mình vì ở đó có những người cùng quê, cùng nương tựa nhau vào những lúc khốn khó, không có người thân bên cạnh” - bạn Phương Nhịp (thành viên CLB, dân tộc Nùng) bộc bạch.

Gìn gi hát then, đàn tính

Không ch giao lưu đ vui, CLB Hát then, đàn tính còn tham gia mt s chương trình ngh thut và đt đưc nhiu gii thưng như: Liên tiếp đt gii nht ti chương trình liên hoan Giai điu Lc Hng vi ch đ “Hát vi đi ngàn xanh” và “Tình ca biên gii” năm 2013 và 2014; Gii nhì trong chương trình “Liên hoan các CLB/đi/nhóm Nhà Văn hóa Sinh viên 2014”…

Không chỉ giao lưu, sinh hoạt nội bộ, CLB còn nhận lời mời đi biểu diễn tại nhiều trường ĐH trên địa bàn TP như Trường ĐH Luật, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Giao thông vận tải… Đồng thời, CLB cũng tham gia trong những dịp đặc biệt như: Giao lưu sinh viên Việt - Lào nhân dịp năm mới do Thành đoàn TP.HCM và Sở Ngoại vụ tổ chức. Mới đây, một số thành viên trong CLB còn có dịp ra đường sách TP.HCM giao lưu, biểu diễn nhân sự kiện khởi động Ngày văn hóa hòa bình năm 2019. Để có thể giới thiệu nghệ thuật dân tộc đến với công chúng, CLB còn thường xuyên biểu diễn ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ để tạo sự chú ý cho du khách trong nước lẫn quốc tế. “Khi đi biểu diễn, chúng em đều mặc trang phục của dân tộc là áo chàm, đội mấn cho phù hợp với từng bài hát then, điều này cũng giống như những người Nam bộ mặc áo bà ba, áo dài hát cải lương, đờn ca tài tử, vọng cổ vậy. Với chúng em, hát then, đàn tính là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc mình. Không chỉ để biểu diễn trong các nghi thức tín ngưỡng mà còn được trai làng, gái bản hát giao duyên trong những đêm trăng thanh gió mát hoặc trong những lúc bạn bè tụ họp để giao lưu, giải trí” - bạn Mã Thị Nga (thành viên CLB, dân tộc Nùng) chia sẻ.

Là người đồng hành hỗ trợ, hướng dẫn cho các bạn trẻ, nghệ nhân Cao Minh Hiền bộc bạch: “Chúng tôi muốn giới thiệu các cộng đồng dân tộc thuộc vùng Tây Bắc đến với tất cả mọi người để họ có thể hòa nhập, không còn tự ti về bản thân. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn khẳng định rằng dân tộc của chúng tôi là những người rất cần cù, chịu khó và ham học hỏi những gì dân tộc khác làm được thì dân tộc chúng tôi cũng làm được”.

Không có gì ngạc nhiên khi ở một TP rộng lớn, đông đúc mà những người con của dân tộc Tày, Nùng, Thái vẫn tìm đến nhau, tìm đến CLB Hát then, đàn tính để chia sẻ đam mê và mang loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắc này quảng bá và trình diễn cho bạn bè gần xa thưởng thức.

Bài, ảnh: H Trinh