Thứ ba, 5/11/2019, 21h50

Sống trọn với nghề điêu khắc

Dù tui cao sc yếu nhưng điêu khc gia Lý Châu Hoàn vn mit mài vi công vic sáng tác. Vi ông, sáng tác là l sng, còn khe là còn làm.

Điêu khc gia Lý Châu Hoàn bên cnh tác phm M mình

Gia tài điêu khc đ s

Điêu khắc gia Lý Châu Hoàn được biết đến với tác phẩm Bác Hồ - Bác Tôn được đặt tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ, Khu di tích Trung ương Cục miền Nam và trên 6 bảo tàng trong cả nước; tác phẩm Công binh làm cầu - Dân công tải đạn từng đạt giải nhì toàn quốc trong Triển lãm điêu khắc lần 4 năm 2003 do Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM… Mới đây, ông vừa cho ra mắt tác phẩm Mẹ mình bằng chất liệu gỗ và tre, đây là một trong những tác phẩm được Hội Mỹ thuật TP.HCM chọn để tham dự giải thưởng Sáng tác VH-NT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2015-2020 lần 2.

Đó chỉ là những tác phẩm tiêu biểu, với bàn tay điêu luyện, tài hoa của mình, điêu khắc gia Lý Châu Hoàn còn hàng trăm tuyệt tác khác khiến mọi người ngưỡng mộ. Tác phẩm của ông không theo một đề tài cố định, cứng nhắc, trái lại rất đa dạng, phong phú từ người cho đến vật. Mỗi tác phẩm có chất liệu, cách thể hiện khác nhau nhưng đều có cùng điểm chung đó là thông điệp cuộc sống. Chẳng hạn như tác phẩm Mẹ mình, với cách thể hiện riêng đó là người mẹ đứng giữa hai đầu gánh một bên là con, một bên là lúa giữa khung trời sớm hôm đã cho người xem thấy được sự cực khổ, vất vả của mẹ. Qua tác phẩm, điêu khắc gia Lý Châu Hoàn gửi gắm thông điệp rằng, nếu ai còn mẹ thì hãy biết trân trọng, đừng bao giờ làm mẹ phải phiền lòng vì cuộc đời bà đã vất vả nhiều vì chồng con.

Tui thơ khn khó

Nhìn vào thành quả mà điêu khắc gia Lý Châu Hoàn đạt được trong sự nghiệp sáng tác, đâu ai biết rằng, ông từng có tuổi thơ vô cùng khốn khó. Nhớ lại những tháng ngày ấy, điêu khắc gia Lý Châu Hoàn nghẹn ngào: “Hoàn cảnh của tôi mất mẹ từ sau 7 ngày tuổi. Không có mẹ, cha thì đi lính xa nhà, tôi luôn khát khao có mái ấm trọn vẹn”.

Vi nhng cng hiến ln lao cho ngh thut, điêu khc gia Lý Châu Hoàn tr thành mt trong nhng “cây đi th” ca làng điêu khc, đng thi nhn rt nhiu gii thưng, huân chương, danh hiu cao quý như: Huy hiu 50 tui Đng; Huân chương Vì s nghip văn hóa; Huy chương Vì s nghip m thut… “Dù đt thành tích gì thì vi tôi đưc sng, đưc cng hiến sc mình cho đt nưc, dân tc là nim hnh phúc không gì có th sánh đưc” - điêu khc gia Lý Châu Hoàn bc bch.

Cuộc sống khó khăn khiến ông không có điều kiện học hành, vì vậy đến 20 tuổi ông mới học được lớp 1. Với niềm đam mê hội họa đã tạo động lực cho ông học quyết liệt hơn và hoàn thành chương trình học chỉ trong thời gian ngắn. Càng may mắn cho ông hơn khi suốt hành trình vận động trưởng thành, kể từ những ngày chuẩn bị lên tàu thủy tập kết ra miền Bắc ông có được nhiều người mẹ khác nhau yêu thương như con ruột. Đó là mẹ Khmer ở Cà Mau, mẹ ở Thanh Hóa và nhiều bà mẹ địa phương khác nhau đã cưu mang… với ông đó là niềm an ủi lớn nhất mà mình may mắn có được.

Sau ngày giải phóng, ông đã tìm được hạnh phúc riêng với gia đình nhỏ của mình. Nhưng chiến tranh ác liệt đã lấy đi một bên mắt của ông, những cơn sốt rét cứ tái đi tái lại và bệnh dạ dày cấp tính nhiều lần xuất huyết phải cấp cứu, thêm bệnh lao phổi… cả cuộc đời ông là chuỗi dài đau bệnh. Cuộc sống cực khổ nhưng với nghị lực và ý chí ông làm việc liên tục và cống hiến không ngừng nghỉ.

Trải qua nhiều khó khăn, ông đã hình thành cho mình thói quen sống tiết kiệm, tiện tặn, luôn lao động, sáng tạo. Ngoài ra, ông còn tự làm những vật dụng phục vụ cho mình và gia đình, thỉnh thoảng ông còn viết báo. Chị Hạnh (con gái ông) chia sẻ: “Tôi tự hào khi được làm con của ba và cho con cái gen nghệ thuật”.

Ở cái tuổi gần đất xa trời, nhưng ông vẫn lao động và miệt mài sáng tác. Bởi ông cho rằng, sáng tác là lẽ sống, còn sức là còn làm, quyết không để cuộc đời lãng phí vì những thú vui không ý nghĩa.

Bài, ảnh: H Trinh