Thứ sáu, 18/6/2021, 09h14

SSC-Công khai, minh bạch tài chính trong nhà trường

ng ti xây dng trưng hc thông minh ti TP.HCM, nhiu cơ s giáo dc đã n lc thc hin tt Đ án “Thanh toán hc phí không s dng tin mt”. Hình thc thanh toán hc phí và các khon thu theo tha thun không s dng tin mt không nhng giúp đm bo an toàn trong bi cnh dch Covid-19 mà đc bit còn giúp minh bch tài chính trưng hc, hn chế ti đa khiếu ni, khiếu kin liên quan đến tài chính, to môi trưng giáo dc thân thin, lành mnh.

Tránh “trng đánh xuôi, kèn thi ngưc”

Tính đến năm học 2020-2021, 100% các đơn vị trường học trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM đã cài đặt và sử dụng phương thức thanh toán học phí điện tử thông qua Đề án SSC - Hệ thống quản lý trực tuyến các nguồn thu cho trường học tích hợp thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt. Dòng tiền thu hộ trong một năm học, bao gồm cả thu học phí và các khoản thu hộ thông qua hệ thống ở nhiều đơn vị lên đến hàng chục tỷ đồng, như THPT chuyên Trần Đại Nghĩa; THPT Trần Hưng Đạo; THPT Thủ Đức; THPT Tenlơman; THPT Nguyễn Thị Minh Khai; THPT chuyên Lê Hồng Phong...

Từ thực tế triển khai Đề án quản lý trực tuyến nguồn thu ở các đơn vị, có thể thấy để đạt được hiệu quả của đề án trước hết phải đến từ nhận thức của người quản lý các cơ sở giáo dục, sao cho có sự đồng bộ, nhất quán trong chỉ đạo, triển khai với các chủ trương, chính sách. Song song với ban hành kế hoạch, việc tập huấn đội ngũ, tập huấn phổ biến đến phụ huynh học sinh về ý nghĩa, hiệu quả của đề án cần được thực hiện theo một lộ trình phù hợp, tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

“Điều quan trọng không phải là thuyết phục phụ huynh cài đặt hệ thống bởi nếu cài đặt nhưng không sử dụng thì cũng không hiệu quả. Để đề án được thành công thì điều tiên quyết là làm sao phải để phụ huynh hiểu những “cái được” khi sử dụng hệ thống, khi thanh toán học phí, các khoản thu thỏa thuận qua phương thức trực tuyến không dùng tiền mặt”, đại diện Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ.

Những “cái được” khi thanh toán không dùng tiền mặt trong nhà trường, theo đại diện các đơn vị, cạnh tính tiện lợi, giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian không phải xếp hàng đóng học phí thì còn mang tính vĩ mô hơn đó là giúp công khai, minh bạch các khoản thu trong nhà trường, xây dựng “tiếng nói chung” giữa phụ huynh và nhà trường trong việc thống nhất các nguồn thu, tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh... Ngoài ra, còn góp phần vào nhiệm vụ cải cách hành chính giáo dục, giúp nhà trường vận hành tốt trong mùa dịch.

Ở khối quận, huyện, tính đến năm học 2020-2021, 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức đã ban hành kế hoạch thanh toán các khoản thu không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, với 1.015/1.266 trường công lập trên toàn TP sử dụng phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu. Nhiều đơn vị ở khu vực ngoại thành nhưng đã “vượt rào cản vùng ven” để thực hiện hiệu quả đề án.

Trường TH Ngô Quyền (Q.Bình Tân) là một trong những đơn vị có số lượng học sinh đông nhất Q.Bình Tân. Mỗi năm sĩ số học sinh nhà trường lên đến hơn 4.000 học sinh trong đó có hơn 40% học sinh là con em công nhân và ngoại tỉnh đến tạm trú. Vào mỗi kỳ thu học phí tại trường, nhân viên thủ quỹ của trường phải thực hiện thu hơn 200 phụ huynh/ ngày và liên tục trong 20 ngày làm việc mới xong. Phòng thu ngân của trường luôn trong tình trạng ùn tắc vào đầu giờ và cuối giờ tan học do phụ huynh tranh thủ đóng tiền trong thời gian đưa, đón con. Việc thu tiền mặt tại trường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về nhầm lẫn, thất thoát...

Tuy nhiên, mặc dù khó khăn về đối tượng phụ huynh song ngay từ năm học 2019-2020 là năm đầu tiên triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Trường TH Ngô Quyền (Q.Bình Tân) đã đạt được tỷ lệ trên 90% phụ huynh toàn trường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, vượt 30% so với kế hoạch ban đầu đề ra.

Để đạt được thành công này, từ các văn bản chỉ đạo của các cấp, công tác tuyên truyền về lợi ích của đề án đến phụ huynh được nhà trường quyết liệt triển khai. Đặc biệt, nhà trường ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phụ huynh tham gia sử dụng, nhận được sự phản hồi tích cực của đại đa số phụ huynh, học sinh.

Gii pháp hu hiu minh bch các khon thu trong nhà trưng

Phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu là sản phẩm do Đề án SSC do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM xây dựng. Phần mềm với đặc điểm được viết riêng cho công tác quản lý các nguồn thu tại trường học, được chuẩn hóa nghiệp vụ kế toán và các chứng từ báo cáo tài chính tại các trường học để quản lý thông tin tài chính tập trung, tự động, điện tử hóa không cần in ấn, quản lý nguồn tiền thu hàng ngày nhanh chóng bằng các báo cáo, loại bỏ các hình thức thủ công viết tay kém hiệu quả trước đây.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, phần mềm này được xem như giải pháp hữu hiệu giúp các nhà trường minh bạch các khoản thu trong đơn vị đến phụ huynh, các cấp quản lý và xã hội.

Nhận định về việc triển khai hiệu quả phần mềm trong các nhà trường, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam cho rằng, cần tạo sự chuyển biến toàn diện trong hoạt động thu phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn bộ ngành GD-ĐT, từng bước làm thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội, giảm chi phí liên quan đến tiền mặt; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đi cùng với ban hành kế hoạch, các quận huyện cần yêu cầu 100% các trường học phải thực hiện phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu - SSC.

Xác định mục tiêu 100% đơn vị thuộc ngành GD-ĐT TP tạo giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đối với toàn bộ các khoản thu học phí và các khoản thu khác, thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và UBND TP.HCM, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP nhấn mạnh, công tác tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh cần được quyết liệt đẩy mạnh, đa dạng các kênh thanh toán để tạo điều kiện tối đa cho phụ huynh thực hiện.

Đ Yến