Thứ ba, 22/9/2020, 19h29

Sử dụng điện thoại trong giờ học: “Sức đề kháng” của học sinh phải được tăng cường!

Đưc phép s dng đin thoi trong gi hc đ phc v cho vic hc tp khi đưc s cho phép ca giáo viên là mt trong nhng đim mi đáng chú ý nht trong Thông tư 32 v Điu l trưng trung hc cơ s, trung hc ph thông và trưng ph thông có nhiu cp hc đưc B GD-ĐT ban hành gn đây. Thông tư chính thc có hiu lc t ngày 1-11-2020, thay thế Thông tư 12/2011/TT-BGD ban hành năm 2011.


Nhiu trưng ti TP.HCM trưc đây nghiêm cm hc sinh s dng đin thoi trong trưng. Trong nh: HS Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) s dng đin thoi bàn ca trưng đ đin thoi min phí v cho gia đình

Bên cạnh quy định mở về sử dụng điện thoại trong lớp học, thông tư cũng giảm tải những quy định về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, tăng cường tính hiện diện của hồ sơ điện tử trong các nhà trường.

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, những đổi mới này là hoàn toàn phù hợp trong xu thế thời đại công nghệ số hiện nay và là “cánh tay nối dài” để các nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học. Tuy nhiên, với quy định mở về sử dụng điện thoại trong lớp học, để thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ, không tạo ra những hiệu ứng xấu, từng nhà trường, giáo viên lại cần phải có thêm những động thái mạnh mẽ khác…

H tr giáo viên “làm mi mình”

Là đơn vị rất mạnh tay với quy định không cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường học suốt nhiều năm qua, tuy nhiên thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) lại bày tỏ sự ủng hộ trước quy định mới trong Thông tư 32. Theo thầy Tuấn, Thông tư 12/2011/TT-BGD trước đây chỉ rõ hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học”, do đó thời gian qua nhiều giáo viên muốn đổi mới đưa điện thoại thông minh vào trong giờ học để phục vụ việc giảng dạy nhưng lại không dám thực hiện vì vướng rào cản của quy định. “Thông tư mới mang tính mở, giúp giáo viên linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc lựa chọn phương tiện, thiết bị giảng dạy đổi mới giờ học. Với nguồn tư liệu phong phú từ internet cũng như những phần mềm học tập rất sinh động, thầy cô có thể cho học sinh sử dụng điện thoại tra cứu tài liệu trên lớp học, đặc biệt là các bộ môn cần nhiều hình ảnh trực quan như lịch sử, địa lý, sinh học…, giúp giờ học trở nên thú vị, không cứng nhắc, khô khan…”.

Nhìn nhận một cách tích cực, thầy Tuấn khẳng định, khi học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học với sự quản lý, giám sát của giáo viên để phục vụ việc học sẽ phần nào hạn chế được tình trạng học sinh lén lút sử dụng điện thoại trong giờ học vào mục đích không phải học. “Theo thống kê của trường thì có tới 80% học sinh nhà trường có điện thoại thông minh nhưng phần nhiều mới chỉ dùng để chơi game, lướt Facebook. Ngay cả việc điện thoại về cho gia đình các em cũng dùng điện thoại bàn miễn phí của trường. Vì vậy, khi điện thoại thông minh được đưa vào trong giờ học, các em sẽ biết tận dụng hơn tính hiệu quả của phương tiện này vào việc học, từ đó năng lực tự học, tự nghiên cứu cũng được cải thiện…”.

Hoan nghênh về tính mở trong quy định sử dụng điện thoại trong lớp học, thầy Phạm Lê Thanh (giáo viên hóa học, Trường TH-THCS-THPT Tân Phú, Q.Tân Phú) đánh giá, quy định này trước hết sẽ góp phần tích cực vào việc giúp giáo viên “tự làm mới mình”, “tự làm mới bài giảng của mình” trước những biến đổi không ngừng của khoa học kỹ thuật và đời sống cũng như đòi hỏi của giáo dục hiện đại. “Rất nhiều kiến thức trong SGK hiện nay cũ, hoặc là không còn phù hợp với thực tế. Do vậy, điện thoại thông minh sẽ là một trong những phương tiện hỗ trợ giáo viên đưa những kiến thức mới trong môn học đến với học sinh thông qua các kênh thông tin, tài liệu tham khảo trên mạng internet”.

Trước khi có quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, thầy Thanh đã từng mạnh dạn thực hiện một số hoạt động “có sự hiện diện của điện thoại thông minh” như “5 phút đọc báo cùng bạn”. Ở hoạt động này, mỗi nhóm nhỏ 2 học sinh sẽ sử dụng chung 1 điện thoại di động vào wifi do giáo viên phát, truy cập vào các đường link những bài báo có chứa nội dung kiến thức mới liên quan đến bài dạy và thảo luận trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, học sinh nộp lại điện thoại lên bàn giáo viên, dán tên lại để không nhầm lẫn. “So với những giờ học đơn thuần thì giờ học có ứng dụng của CNTT luôn tạo ra sự thích thú, hào hứng cho học sinh. Ngoài ra, điện thoại thông minh còn giúp việc củng cố và luyện tập, làm bài kiểm tra trở nên dễ dàng hơn cho cả thầy và trò. Đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động trong dạy và học sẽ là tiền đề giúp học sinh cọ xát thực tế, chuẩn bị thật tốt để thích ứng với phương thức đổi mới thi THPT quốc gia nếu triển khai trên máy tính…”, thầy Thanh nhìn nhận.

Tăng cưng “sc đ kháng” cho hc sinh, giáo viên, nhà trưng

Không phủ nhận những mặt được của quy định mới, song để quy định thực sự phát huy tính hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên cho rằng, từ chính nhà trường, giáo viên, học sinh và thậm chí là phụ huynh đều phải được tăng cường “sức đề kháng” trước tính hai mặt của điện thoại thông minh.

“Đặc tính tâm lý của học sinh, dù là học sinh THCS hay THPT đều là sự tò mò, thích khám phá, dễ bị tác động bởi ngoại cảnh. Khi sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học nếu không có sự quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ của giáo viên, các em rất dễ sa vào game, quảng cáo hay đơn giản là nhắn tin chat chit vu vơ. Nếu không có những quy định mạnh tay từ phía nhà trường, giáo viên trong các giờ học có sử dụng điện thoại thông minh thì dễ dẫn đến tác dụng ngược, học sinh kém tập trung…”, một giáo viên băn khoăn.

Được phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học là quy định mở nhưng cũng hết sức đóng. Chỉ ra tính đóng này, thầy Nguyễn Anh Tuấn phân tích, ở đây chính là sự trao quyền của mỗi giáo viên trong các tiết học được sử dụng điện thoại. Giáo viên khi chủ ý cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học phải hiểu rằng dùng điện thoại để làm gì, tra cứu cái gì, phải chủ động thiết kế bài giảng có phần liên kết sử dụng điện thoại, phải định hướng trước nội dung, tạo kho dữ liệu sẵn để học sinh truy cập, giới hạn thời gian… Việc thiết kế tiết học có sự hiện diện của điện thoại thông minh cũng cần được tính toán đến, làm sao vừa mang lại hiệu quả môn học, vừa giúp giáo viên dễ dàng quản lý. “Để làm được như vậy, giáo viên phải được tập huấn, tăng cường “sức đề kháng”, nhìn nhận trong chọn lọc thông tin trên mạng internet. Nhất là học sinh càng phải được tăng cường giáo dục về kỹ năng sử dụng điện thoại một cách thông minh không chỉ trong giờ học mà ngay việc tiếp cận thông tin. Đặc biệt, phải có sự đồng bộ liên kết giữa phụ huynh và nhà trường, giáo viên khi thực hiện quy định mới này, để điện thoại trở thành một phương tiện hữu ích phục vụ việc học”.

Nhìn nhận điện thoại thông minh như một “cuốn sách điện tử” giúp mang hơi thở thời đại, cuộc sống vào trong lớp học, tuy nhiên thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) cho rằng, để cuốn sách đó mang đúng ý nghĩa, giá trị thì từ chính nhà trường, người giáo viên, học sinh và phụ huynh phải biết cách sử dụng đúng. “Tăng cường hơn nữa các hoạt động giáo dục trang bị kỹ năng nhận diện thông tin, sử dụng điện thoại thông minh, đổi mới phương pháp giảng dạy bằng CNTT trong từng nhà trường. Giáo viên phải được trang bị các kỹ năng xử lý tình huống có thể phát sinh khi học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Nội quy của nhà trường, của lớp học cũng phải linh hoạt thay đổi để định hướng học sinh. Và phụ huynh phải tăng cường phối hợp hơn nữa với nhà trường trong quản lý con em mình trên mạng xã hội…”.

Bài, ảnh: Đ Giang Quân