Thứ ba, 29/9/2020, 20h47

Tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo

Ngh đnh s 90/2020/NĐ-CP v đánh giá xếp loi cht lưng cán b, công chc, viên chc không còn tiêu chí “Có ít nht mt công trình khoa hc, đ án, đ tài hoc sáng kiến đưc áp dng và mang li hiu qu trong vic thc hin công tác chuyên môn, ngh nghip đưc cp có thm quyn công nhn” trong yêu cu xếp loi hoàn thành xut sc nhim v.

Theo nhiu nhà giáo, đi tưng đ đánh giá sáng kiến kinh nghim ca giáo viên mt cách đúng nht chính là hc sinh. Trong nh: Giáo viên hưng dn hc sinh nhn biết các con vt (nh minh ha)

 

Điều này đồng nghĩa với việc đánh giá xếp loại giáo viên (GV) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không còn “đặt nặng” yêu cầu GV phải có sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). Tuy nhiên, SKKN vẫn là một trong những tiêu chí để GV được xét tặng chiến sĩ thi đua. Nhiều nhà giáo đánh giá, SKKN rất cần thiết để phát triển môi trường học đường, song để đi vào thực chất thì từ chính mỗi nhà trường cần tạo điều kiện để GV sáng tạo những ý tưởng, phát huy SKKN một cách thực chất nhất.

Đnh nghĩa li “sáng kiến kinh nghim”

Thầy Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng SKKN thực hiện đúng thực chất sẽ là ghi lại những kinh nghiệm, sáng kiến hay của mỗi GV trong quá trình dạy học. Nếu SKKN được từng nhà trường phát huy hiệu quả thực hiện thì thực sự rất cần thiết, mang lại hiệu ứng lớn, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của chính nhà trường. “Trên thực tế, tại nhiều nhà trường, nhiều GV còn thực hiện SKKN theo kiểu phong trào, áp đặt. Vì vậy mới dẫn đến tình trạng nhiều SKKN của GV có sự rập khuôn, sáo rỗng, không phù hợp với điều kiện nhà trường, đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cũng có nhiều đơn vị, SKKN được thầy cô dày công sáng tạo ra nhưng lại không được nhân rộng mà được cất trong tủ. Từ những cách làm này dẫn đến các cách hiểu chưa trọn vẹn, không đúng ý nghĩa của SKKN”, thầy Ngai thẳng thắn nói.

Tuy nhiên, thầy Ngai cũng chỉ ra rằng việc đưa SKKN vào tiêu chí xếp loại GV (hoàn thành xuất sắc) sẽ không hiệu quả bởi có thể mang tính áp đặt, ganh đua. Nhưng cần thiết phải để trong một tiêu chí nào đó nhằm tạo động lực cũng như mang tính ghi nhận sự nỗ lực, những sáng kiến của GV. “Bỏ SKKN trong đánh giá xếp loại GV là hết sức nhân văn, cần thiết. Song song đó, việc giữ nguyên tiêu chí SKKN trong công nhận chiến sĩ thi đua cũng chính là nhằm tạo sự động viên, ghi nhận cho GV”, thầy Ngai nói. Quan trọng hơn, để SKKN đúng thực chất nhất, thầy Ngai cho rằng sáng kiến đó phải đi từ chính học sinh, xuất phát từ chính quá trình giảng dạy của thầy cô. Đặc biệt là từng nhà trường phải có chủ trương để nhân rộng trong tổ chuyên môn, trong nhà trường, từng GV nếu phù hợp.

Trong khi đó, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) tính toán, trung bình mỗi năm, mỗi trường học có ít nhất 10 SKKN. Như vậy kho SKKN trong giáo dục là rất “khủng”. Tuy nhiên, số SKKN được nhân rộng, được áp dụng thực tế trong các nhà trường thì lại “đếm trên đầu ngón tay”. “Không bỏ SKKN trong xét chiến sĩ thi đua cho GV thì cần phải định nghĩa lại SKKN là gì, không nên bắt buộc phải dày mấy trăm trang mà dài 1 trang A4 cũng được, miễn sao đó là từ chính sáng kiến của GV đối với học sinh của mình. Đối tượng để đánh giá SKKN của GV một cách đúng nhất chính là học sinh của thầy cô. Sản phẩm, sáng kiến của GV phải phục vụ ngay trong đơn vị mình công tác, áp dụng trên chính học sinh của mình chứ không phải là những đề tài “đao to búa lớn”. Nếu làm được như thế sẽ tạo ra môi trường học đường thực sự hạnh phúc”, thầy Phú  nêu quan điểm.

Trin khai linh hot, có s đng viên, ghi nhn kp thi

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, khi SKKN đã không còn là tiêu chí đánh giá xếp loại GV mà chỉ là yếu tố để đánh giá chiến sĩ thi đua thì SKKN cần đi sâu hơn vào thực chất “đời sống nhà trường”. Bằng cách không nên giao chỉ tiêu mỗi đơn vị trường học là phải đạt bao nhiêu % chiến sĩ thi đua bởi sẽ lại rơi vào lối mòn tình trạng “thành tích chỉ định” mà cần thiết nhất là tạo điều kiện để GV sáng tạo, đổi mới. “Muốn làm được như vậy thì bắt nguồn từ chính cán bộ quản lý của mỗi đơn vị phải thật sự cởi mở, đổi mới. Bên cạnh đó, GV phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những cống hiến mà họ bỏ ra. Muốn làm được như vậy có lẽ chúng ta cần phải mạnh dạn hơn nữa trong xã hội hóa giáo dục để phát triển hơn nữa giáo dục, có nguồn đầu tư cho đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất để tạo mọi điều kiện, công cụ cho người GV sáng tạo. Đơn giản như trong thời CNTT thì ít nhất mỗi GV cũng phải có máy tính, nhà trường phải có đường truyền, thư viện thông minh để nghiên cứu…”, thầy Phú đề xuất.

Ngoài ra, thầy Phú cũng cho rằng Bộ GD-ĐT cũng cần phải nghiên cứu lại giờ làm việc cho GV. Thời lượng 17 tiết/tuần với GV bộ môn, GV chủ nhiệm hơn 20 tiết/tuần như hiện nay vẫn còn cao, chưa kể GV phải kiêm thêm nhiều đầu việc không tên nữa cho công việc của mình. Chính việc cân đối lại thời gian làm việc cho GV cũng tạo điều kiện để thầy cô sáng tạo.

Để tránh SKKN rập khuôn, làm cho có, thầy Nguyễn Văn Ngai nhìn nhận, nên chăng mỗi nhà trường nên có cách triển khai linh hoạt, khuyến khích GV sáng tạo nhưng không ràng buộc trong thi đua mà có sự động viên, khuyến khích, đánh giá và ghi nhận kịp thời.

Tương tự, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) nhìn nhận, SKKN không phải là điều gì đó “ghê gớm, to tát”, mà chỉ là những điều rất thực chất của GV đối với chính học sinh của mình. Để đi vào thực chất thì nên tinh giản những báo cáo trong SKKN, thay vào đó nên để nhà trường, đồng nghiệp và chính học sinh ghi nhận, đánh giá. “Mỗi nhà trường nên xây dựng những tiêu chí mở để GV nỗ lực phấn đấu, sáng tạo. Đồng thời phải có sự khen thưởng kịp thời, không phải đợi đến khi xếp chiến sĩ thi đua. Có thể mở rộng việc ghi nhận SKKN từ phía cơ sở như sáng kiến từ phòng ban, đội ngũ trong nhà trường, miễn sao là cải thiện chất lượng giáo dục của chính nhà trường”, cô Dung chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa