Thứ bảy, 15/1/2022, 09h41

Tạo điều kiện cho học sinh… tái hòa nhập

“Khi trưng hc m ca thì nhà trưng cũng cn cho hc sinh thi gian thích ng t t đ các em có th tái hòa nhp. Thay vì đt nng chương trình, chy theo bài v thì hãy quan tâm đến sc khe tâm thn ca hc sinh”, BS Trương Hu Khanh (Bnh vin Nhi đng 1, TP.HCM) nhn mnh điu này ti ta đàm “Hc trc tuyến kéo dài: Nhng điu đáng lo” do Trung tâm kim soát bnh tt TP.HCM t chc mi đây.


Hc sinh cn đưc đến trưng đ phát trin toàn din các k năng

Nhiu h ly nguy him khi hc trc tuyến kéo dài

BS CKII Nguyễn Thị Kiều Tiên (Bệnh viện Tâm thần TP.HCM) khẳng định, học trực tuyến kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về tật khúc xạ, ảnh hưởng của sóng wifi, thiết bị điện tử tác động lên hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. “Có một thực trạng là tỷ lệ rối loạn vận động ngoài ý muốn đã xảy ra ở những trẻ trước đó chơi game nhiều thì qua việc học trực tuyến đã xuất hiện ở phòng khám nhiều hơn, với tỷ lệ đã bệnh thì nặng hơn. Đây là bệnh rất lạ, những cử động không kiểm soát được”, BS Kiều Tiên cảnh báo. Ngoài ra, BS Kiều Tiên cho biết thêm, khi học trực tuyến kéo dài, ánh sáng xanh từ màn hình sẽ làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ, thức khuya nhiều hơn. Nhiều em bị đảo lộn chu trình giấc ngủ. Đặc biệt, việc ở nhà quá dài thì trẻ sẽ bị lo âu, nhất là với học sinh giỏi, có trách nhiệm. Nếu kéo dài việc lo âu này thì trẻ sẽ dẫn đến trầm cảm.

Theo BS Kiều Tiên, trẻ phải phát triển kỹ năng sống, kỹ năng mềm, giao tiếp chứ không đơn thuần là kiến thức. Việc học trực tuyến kéo dài sẽ khiến trẻ bị thui chột kỹ năng giao tiếp, là tiền đề khi trẻ trở lại cuộc sống xã hội sẽ gặp khó khăn hơn. “Khi trẻ đã quen với trạng thái không giao tiếp thì mọi thứ sẽ thui chột dần dần, thậm chí kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp sẽ có vấn đề đến mức không tự tin để có quan hệ giao tiếp cơ bản với người khác, né tránh, cao hơn là chống đối. Sau quãng thời gian dài quen với những điều gì đó mà phải đổi sang trạng thái khác trẻ sẽ rơi vào rối loạn thích ứng ở giai đoạn đầu”, BS Kiều Tiên khẳng định.

Để nhận ra các triệu chứng này ở trẻ, BS Kiều Tiên cho hay, phụ huynh phải có thời gian ở gần con, quan tâm đến con. Bởi các triệu chứng thay đổi rất rõ ràng, đó là trẻ sẽ thay đổi chu kỳ sinh hoạt bình thường, giờ ngủ, giờ ăn bị xáo trộn; thay đổi về mặt tính tình… Thậm chí, có những trẻ trở nên bức bối, tự làm hại bản thân để giải tỏa hoặc là tìm đến những cách giải trí không lành mạnh trên mạng internet. Dù vậy, hiện nay phụ huynh đã đi làm, rất khó để theo sát và nhận ra các biểu hiện này của con một cách kịp thời.

CÔNG TÁC PHÒNG CHNG DCH SN SÀNG NG CHIN

Trước khi đi đến quyết định cho học sinh khối 7, 8, 10 và 11 trở lại học trực tiếp, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có những cuộc khảo sát để lấy ý kiến của phụ huynh. Sở cũng đã có văn bản chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch. Nhìn chung, công tác phòng chống dịch của hầu hết các trường trong những tuần học sinh lớp 9 và 12 học trực tiếp đã thực hiện rất tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường mở rộng thêm học sinh khối 7, 8, 10, 11 vào trường học trực tiếp. Khi nhiều khối vào học, mật độ học sinh trong trường sẽ dày hơn, buộc các trường phải có cách bố trí phòng học, quy định cổng nào vào trường và cổng nào ra về, việc di chuyển ở các cầu thang trong giờ vào học, giờ chơi... Có trường còn thành lập luôn đội “Sao đỏ… chống Covid-19” để nhắc nhở các bạn. Nhiều trường đã xây dựng các phương án ứng phó với F0. Cô Phan Thị Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú) cho biết: “Nhà trường đã xây dựng rất kỹ các tình huống ứng phó với F0, nếu có. Theo đó, khi phát hiện có học sinh hoặc giáo viên nghi nhiễm Covid-19 tại lớp, thực hiện 6 bước như sau: Bước 1, báo ngay cho nhà trường; bước 2, đưa giáo viên hoặc học sinh nghi nhiễm xuống phòng cách ly tạm thời; bước 3, tạm ngưng tiết học, ổn định tình hình lớp; bước 4, xét nghiệm nhanh kháng nguyên toàn bộ học sinh và giáo viên có mặt trong lớp (theo điều hành của y tế); bước 5, tiến hành vệ sinh khử khuẩn lớp học; bước 6, lập danh sách F1 và theo dõi F1”. Sự chuẩn bị trên giúp phụ huynh an tâm khi cho con em trở lại trường học trực tiếp.

Trn Ngc Tun

Bổ sung thêm, BS Trương Hữu Khanh khẳng định, học trực tuyến kéo dài sẽ dẫn đến béo phì. Nguy hiểm nhất là trẻ còn nhỏ nếu chỉ học trực tuyến thì sẽ không rèn luyện được chỉ số cảm xúc, trong khi điều này là cực kỳ quan trọng. “Trẻ không thể học được cách phát triển cảm xúc khi chỉ ở nhà. Nếu mất hết những kỹ năng đó thì cực kỳ nguy hiểm. Giờ người lớn đã đi làm, mọi hoạt động đã mở, vậy chúng ta còn chờ gì nữa, muốn gì nữa mà không cho con đi học? Chúng ta chờ tới bao giờ?”, BS Khanh nhấn mạnh. Đồng thời, ông cũng cảnh báo rằng, nhiều gia đình có điều kiện cho trẻ ở nhà với ông bà, trẻ được sống trong môi trường “quá sướng” với rất nhiều đồ chơi, chỉ có ông bà mà không tiếp xúc với trẻ cùng lứa tuổi, không đến trường thì các em sẽ rất khó hòa nhập khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Sai lm khi cho rng đến trưng nguy him hơn ra siêu th

BS Trương Hữu Khanh nhìn nhận, có một quan điểm mà chính người lớn hay hiểu lầm đó là cho rằng trẻ tới trường thì nguy hiểm hơn đi siêu thị. Điều này là không đúng. Bởi trong trường học việc kiểm soát dịch bệnh còn tốt hơn so với những điểm công cộng. “Ngay cả khi trẻ không đi học vẫn mang mầm bệnh về nhà, đi siêu thị, quán ăn thì không khác đi học. Người lớn hiện nay đi ra ngoài mang mầm bệnh về lây cho trẻ rất nhiều, và lây cho cả những người lớn khác trong gia đình. Việc người lớn đã chích ngừa đầy đủ hiện nay không còn là rào cản khi đưa học sinh đến trường”, ông nói. Cũng theo BS Khanh, thực tế hiện nay trẻ dù mắc Covid-19 nhưng bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nhẹ hơn so với mắc các bệnh khác về đường hô hấp và nhẹ hơn nhiều so với khi mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu. Vì vậy, người lớn cần cân nhắc quyết định cho trẻ đến trường vì sự phát triển của các em.

Trong điều kiện bình thường mới, để giúp trẻ được bình thường trở lại, BS Khanh nhận định, người lớn cần tạo môi trường để trẻ được sinh hoạt, vui chơi, nhất là sớm đưa trẻ quay trở lại trường học. Khi trẻ được đi học trở lại thay vì lo lắng thì phụ huynh và nhà trường nên chuẩn bị thật kỹ các kỹ năng, kiến thức cũng như các bước xử lý để đảm bảo an toàn. Trong đó, về mặt tinh thần nên làm công tác tư tưởng trước với trẻ, trang bị những kiến thức mới cho trẻ như quy tắc 5K, khi tiếp xúc, đi vệ sinh, ăn uống ra sao… “Khi trường học mở cửa thì nhà trường cũng cần cho học sinh thời gian thích ứng từ từ để trẻ có thể tái hòa nhập. Thay vì đặt nặng chương trình, chạy theo bài vở thì hãy quan tâm đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Ngay cả khi không muốn cho con đến trường thì phụ huynh phải hiểu rằng học trực tuyến rất nặng nề với trẻ. Trong khi đó, học sinh lớp 9 và 12 đi học hơn 2 tuần qua rất ổn định, phụ huynh không nên quá lo lắng”, BS Khanh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa