Thứ năm, 20/2/2020, 21h41

Thầy, cô vượt núi tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19

Trong khi TP, hc sinh (HS) đưc giáo viên (GV) h tr ôn tp qua h thng phn mm kết ni internet thì các trưng vùng núi cao ca hai huyn Đakrông và Hưng Hóa (tnh Qung Tr), thy, cô li tt bt vưt sui, băng rng đến tn tng nhà HS đ tuyên truyn bin pháp v sinh phòng dch Covid-19 và phát bài tp đ các em ôn luyn, tránh quên kiến thc do k ngh kéo dài…

Thy, cô giáo Trưng PTDT bán trú THCS Pa Nang (Đakrông) trên đưng đến nhà HS

Giữa kỳ nghỉ để phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm phổi do chủng mới virus corona (Covid-19) gây ra, cứ đều đặn mỗi tuần hai lần, các thầy, cô giáo ở Trường Tiểu học Hướng Phùng (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa) lại hành trình đến với các bản làng để tìm HS. Hành lý mang theo của họ là những tập giấy A4 đã được in đề bài tập liên quan đến nội dung đã học của hai môn toán và tiếng Việt.

Xuất phát từ điểm trường chính lúc trời vừa sáng, thầy giáo Lê Văn Thuận vượt quãng đường 13km khá khó khăn để đến bản Hướng Choa - nơi điểm trường lẻ do thầy đảm nhiệm dạy lớp ghép 3G và 5G. Rồi từ đó thầy lần lượt đến nhà 12 HS trong bản. Thầy Thuận nói, phần lớn phụ huynh ở đây đều bận rộn với nương rẫy nên sự quan tâm con cái học hành còn hạn chế. Vì vậy, để học trò không quên mặt chữ, phép tính thì GV cùng với việc đến tận nhà thăm hỏi, hướng dẫn các em cách vệ sinh phòng dịch, phải mang theo bài tập hướng dẫn cho các em làm.

Với mỗi HS, thầy Thuận ghé lại tầm 30 phút hướng dẫn các em làm bài tập, thu lại bài đã phát lần trước để xem. Nếu phát hiện bài sai thì thầy nán thêm một lát để giảng lại lý thuyết và hướng dẫn các em làm bài tập đó.

Ở nhà vừa học bài vừa đợi thầy từ sớm như lịch thầy đã hẹn từ đầu tuần, em Hồ Thị Nga (HS lớp 3G) tỏ ra rất vui khi thầy trở lại. “Em đã hoàn thành bài tập thầy giao hôm trước rồi nhưng em vẫn mong mau được đi học. Đi học có nhiều bạn bè vui hơn”, Nga nói.

Trước khi giao bài mới, hai thầy trò bắt đầu rà soát bài tập đã giao lần trước. Với những lỗi sai, thầy Thuận kiên nhẫn giảng đi giảng lại để trò hiểu. Trước khi rời đi, thầy Thuận không quên dặn dò Nga cùng gia đình giữ gìn vệ sinh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe. Công việc của thầy Thuận kết thúc lúc đứng ngọ.

Thầy bộc bạch: “Đây không phải là lần đầu tiên, vào đầu năm học hay mỗi học kỳ, nhất là sau Tết Nguyên đán, tôi cùng đồng nghiệp đều đi vận động HS trở lại trường. Lần này có khác là vì chưa đến kỳ nghỉ hè nên mình đến để giúp các em đỡ quên kiến thức, giữ mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh” .

Cô Trần Thị Lài - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Phùng - cho biết, trường có tổng số 684 HS, trong đó HS con em đồng bào Vân Kiều là 414 em. Để hỗ trợ các em, các tổ bộ môn, chủ yếu là toán và tiếng Việt đã lựa chọn các bài tập liên quan đến nội dung đã học trong SGK để đăng lên website nhà trường và in ra giấy. Với những phụ huynh ở địa bàn thuận lợi, có dùng mạng internet thì được hướng dẫn tải bài tập qua Zalo, Facebook. Còn các bản làng xa, HS là con em đồng bào Vân Kiều chưa có điều kiện mua sắm máy tính, chưa có mạng internet phủ sóng thì GV đến tận nơi phát bài tập cho các em.

“Đầu tháng 2, ngay khi có quyết định cho HS nghỉ học để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19, nhà trường cũng đã tổ chức buổi ngoại khóa tuyên truyền hướng dẫn HS cách nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng bệnh, biện pháp phòng tránh như vệ sinh sát khuẩn tay chân sạch sẽ, đeo khẩu trang đúng cách, tập thể dụng thường xuyên để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh… Đồng thời nhắc nhở HS về tuyên truyền lại cho gia đình và những người xung quanh”, cô Lài cho biết thêm.

Giáo viên Trưng Tiu hc Hưng Phùng (Hưng Hóa) tìm đến tn nhà HS đ phát bài tp và hưng dn làm bài

Cũng nằm ở địa bàn cách trở, những ngày này các thầy cô giáo Trường PTDT bán trú THCS Pa Nang (huyện Đakrông) tích cực đến tận nhà HS để tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 cũng như các loại bệnh theo mùa khác, kèm theo đó là giấy in sẵn đề bài tập. Từ sớm, các GV chia thành từng nhóm để cùng nhau về các bản làng. Có bản cách điểm trường chính đến gần 20 cây số. Hành trình ấy kết thúc cũng là lúc trời tối mịt.

Thầy giáo Lê Thanh Tùng - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Toàn trường có 379 HS. 100% HS là con em đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Với kỳ nghỉ bất khả kháng này, so với nhiều HS thành thị thì HS ở Pa Nang thiệt thòi rất nhiều. Dù nhà trường vẫn đều đặn đăng dẫn link các bài học trực tuyến thông qua website của trường nhưng mức độ tiếp cận của HS nơi này hầu như không có bởi vì hoàn cảnh kinh tế gia đình các em rất khó khăn, không đủ tiền mua máy tính hay điện thoại smartphone, địa bàn lại hiểm trở nên khó có mạng internet. Trước tình hình đó để giúp học trò không quên kiến thức, các GV đều tích cực mang kiến thức đến HS với tinh thần tất cả vì học trò”.

Tháng 2, mưa rừng vẫn rơi và rét buốt cắt da thịt, trên con đường bùn đất trơn trượt, mỗi bước chân của những thầy, cô giáo vùng cao như “con dấu” đóng vào cuốn nhật ký hành trình gieo chữ. Họ miệt mài làm việc, thầm lặng hy sinh chỉ với mong mỏi sau kỳ nghỉ này, các em vẫn khỏe mạnh và nhớ đường đến trường!

Bài, ảnh: Phan L