Thứ tư, 11/1/2023, 14h38

Thầy giáo dạy công nghệ trở thành công dân TP.HCM tiêu biểu

Thy Vũ Minh Vương - giáo viên công ngh, Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) là giáo viên duy nht đưc vinh danh trong danh sách 12 công dân tr tiêu biu TP.HCM năm 2022.


Thy Vũ Minh Vương là giáo viên duy nht đưc vinh danh Công dân tr tiêu biu TP.HCM năm 2022

Tiên phong ng dng CNTT trong ging dy

Công tác tại Trường THCS Lê Văn Tám từ năm 2009 trong vai trò là giáo viên công nghệ 8, 9, thầy Vũ Minh Vương đứng trước thách thức của một giáo viên trẻ, đảm nhiệm bộ môn khó, ít được học sinh, phụ huynh chú trọng. Trong khi đó công nghệ là bộ môn có tính ứng dụng cao, cần thiết trong cuộc sống.

“Nhiệm vụ của giáo viên phải giúp học sinh khơi mở niềm yêu thích với môn học. Muốn vậy thì trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học để sinh động, trực quan hơn, giúp học sinh dễ hình dung hơn kiến thức” - nghĩ là làm, thầy Vương bắt tay vào cải tiến, tự làm thêm đồ dùng dạy học bổ trợ cho thiết bị dạy học tại trường. Đặc biệt, với kiến thức CNTT đã được học ở trường đại học, thầy mạnh dạn ứng dụng trong giờ học, tìm hiểu mày mò thêm một số phần mềm để học sinh dễ dàng hình dung được sự chuyển động của khối hình học, dòng điện chuyển động, ứng dụng trong cuộc sống.

Cùng với việc tiên phong đưa CNTT vào giảng dạy, giáo viên Vũ Minh Vương kết hợp đổi mới phương thức dạy học. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, học sinh được giao đề tài về nhà làm, tận dụng đồ tái chế sáng tạo mô hình môn học. Các video hướng dẫn cách lắp sơ đồ mạch điện cũng được thầy tự quay gửi đến học sinh thực hành theo... Để đảm bảo học sinh nào cũng được trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế, thầy Vương còn bỏ tiền túi để trang bị cho học sinh đồ dùng dạy học...

Thy Vũ Minh Vương là giáo viên duy nht đưc vinh danh Công dân tr tiêu biu TP.HCM năm 2022. Thy là nhà giáo tr tiêu biu TP.HCM 7 năm liên tiếp (2012-2022); 13 ln đt danh hiu Chiến sĩ thi đua cơ s; nhiu năm lin đưc công nhn giáo viên dy gii cp qun, cp trưng; Bng khen Trung ương Đoàn, Thành đoàn, Qun đoàn trong vic hoàn thành xut sc các nhim v và phong trào thanh thiếu niên khu vc trưng hc...

“Thái độ học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt, các em yêu thích khi đến giờ học, hào hứng với các mô hình, sản phẩm của mình. Nhiều học sinh mạnh dạn “ứng cử” vào đội tuyển học sinh giỏi công nghệ chứ giáo viên không phải năn nỉ. Điều này cũng tác động mạnh đến tư duy của các em khi tiếp cận các bộ môn khác có liên quan” - thầy Vương hào hứng.

Chính sự mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ những năm 2009, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, thầy Vương đã trở thành Tổ trưởng Tổ CNTT Trường THCS Lê Văn Tám - hỗ trợ các giáo viên khác đưa CNTT vào giảng dạy, thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh, nhờ đó giúp nhà trường nhanh chóng chuyển đổi phương thức dạy học, chủ động thích nghi trong dịch bệnh, học sinh không dừng học ngay cả khi không đến trường.

“Khi dịch Covid-19 bùng phát, với yêu cầu đặt ra phải nhanh chóng chuyển đổi phương thức dạy học song khi đó những ứng dụng dạy học trực tuyến với giáo viên còn khá mới mẻ, xa lạ. Để thầy cô có thể dễ dàng thao tác, quản lý lớp học trực tuyến, tổ CNTT phải tìm tòi, thử nghiệm trước các ứng dụng, viết lại những lỗi chưa phù hợp. Song song đó tổ xây dựng các chuyên đề chia sẻ về các ứng dụng, phần mềm. Thậm chí, có khi phải đến tận nhà thầy cô để hỗ trợ cài đặt. Điều này giúp thầy cô, nhất là thầy cô lớn tuổi an tâm, tự tin hơn khi đứng lớp giảng dạy trong thời điểm dịch. Đến bây giờ, thầy cô nào trong trường cũng có thể tự tin làm chủ CNTT trong giảng dạy” - thầy Vương bày tỏ.

Là bn, là ngưi anh c ca hc sinh

Đi cùng với đổi mới trong từng tiết học để học sinh hứng thú với môn học, với quan điểm phải làm bạn được với học sinh mới hỗ trợ được các em nhiều hơn, thầy Vũ Minh Vương chủ động đến gần với học sinh trong các lớp chủ nhiệm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải đáp, gỡ khó những vấn đề mà học sinh gặp phải, nhất là học sinh cuối cấp. “Học sinh lớp 9 ngoài kiến thức các em còn cần được trang bị thật nhiều về kỹ năng sống. Đơn giản là tình yêu gia đình, thầy cô, bạn bè xung quanh. Khi có tình yêu thương, các em sẽ có ý thức và trách nhiệm với việc học cũng như những cư xử của bản thân mình” - thầy Vương nhìn nhận.


Thy Vương tiên phong mnh dng dng CNTT trong ging dy t nhng năm 2009

Từ đó, với các lớp chủ nhiệm, thầy xây dựng các chuyên đề giáo dục như Hoa hồng tặng ai; Chuyến xe nhân ái; Mẹo nhỏ đời thường... giúp học sinh nhận ra trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời có các kỹ năng ứng xử trước các tình huống trong cuộc sống.

Đặc biệt, 2 năm nay với chuyên đề Ăn sáng cùng giáo viên chủ nhiệm, thầy Vương đã tạo ra không khí lớp học gần gũi, ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò. Qua các buổi ăn sáng cùng học sinh, nhiều câu chuyện, vấn đề của học sinh đã được thầy kịp thời hóa giải, nắm bắt, hỗ trợ, từ câu chuyện về tình cảm bạn bè, chuyện học hành đến chuyện gia đình, những cảm xúc của lứa tuổi dậy thì...

“Không dễ để học sinh nói ra những cảm xúc, câu chuyện thầm kín của mình với thầy cô bởi các em cảm thấy không được tin tưởng. Để đến gần với học sinh, để trở thành một người bạn, người anh cả của các em là cả một quá trình chinh phục chứ không phải ngày một ngày hai, quan trọng nhất là làm sao giúp các em cảm thấy được an toàn, tin tưởng, được lắng nghe và thấu hiểu, chia sẻ. Mọi vấn đề, câu chuyện của các em đều cần phải nhìn bằng quan điểm, suy nghĩ của chính các em - như một người bạn để hiểu, sau đó mới nhìn ngược lại qua góc độ của người lớn - một người anh, người thầy để cho lời khuyên, phân tích” - thầy Vũ Minh Vương chia sẻ.

“Đổi mới giáo dục đặt ra cho mỗi giáo viên những yêu cầu mới. Đó là yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy, tư duy tiếp cận, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá. Trong bộ môn công nghệ, đổi mới đang đòi hỏi ngày càng cao về tính ứng dụng thực tế của bộ môn, giúp học sinh nhìn thấy màu sắc môn học trong cuộc sống. Hơn hết, đổi mới cũng đặt ra cho giáo viên những yêu cầu ngày càng cao về sự thấu hiểu, gần gũi với học sinh để có thể phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh. Nếu ngay từ đầu chúng ta dùng quan điểm, suy nghĩ, cách nhìn của người lớn để đánh giá, nhìn nhận các câu chuyện, quan điểm của các em thì chính chúng ta đang càng ngày càng đẩy các em ra xa mình” - giáo viên này nói thêm.

Yến Khương