Thứ hai, 22/6/2020, 15h55

Thầy là người truyền thụ hay tổ chức, định hướng?

Cuc cách mng công nghip 4.0 đã làm thay đi trên nhiu lĩnh vc, đó là công ngh mô phng, đin toán đám mây, trí tu nhân to, internet vn vt, công ngh nano, công ngh sinh hc… Trong đó lĩnh vc giáo dc chu nh hưng rt ln, đó là cách dy và cách hc.

Theo tác gi, dù các phương tin dy hc hin đi thế nào cũng không thay thế đưc vai trò ca ngưi thy (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Trong một số diễn đàn, hội thảo vẫn có học giả nêu ý kiến rằng người thầy trước công nghệ số thì phải làm tốt việc truyền thụ cho học sinh, và chức năng truyền thụ vẫn là chức năng cơ bản không thể thay thế được. Tuy nhiên, một số ý kiến lại phản biện: Nếu như người thầy chỉ đóng vai trò là truyền thụ đơn thuần thì máy móc hoàn toàn có thể thay thế vai trò của người thầy. Họ cho rằng, thầy giáo robot thậm chí còn có thể làm được nhiều điều kỳ diệu mà người thầy không thể làm được.

Đúng là hiện nay người máy và các thiết bị thông minh hoàn toàn có thể thay thế được vai trò truyền thụ đơn thuần của người thầy. Xét về tính kinh tế thì lợi ích kinh tế rất lớn, bởi chỉ trong một thời gian ngắn máy móc có thể truyền thụ một lượng thông tin khổng lồ mà một người thầy không thể hoàn thành được. Về tốc độ, máy móc tiết kiệm được nhiều thời gian, chỉ cần một cái click chuột thì toàn bộ nội dung kiến thức được truyền đạt đến học sinh, và học sinh chỉ cần một smartphone là có thể mở ra toàn thế giới với bất kỳ lĩnh vực nào mình mong muốn. Vậy, với những ưu việt của công nghệ thì trong lĩnh vực giáo dục, người thầy có bị hạ thấp vai trò không? Đó là vấn đề quan tâm của xã hội hiện nay.

Quan điểm dạy học hiện đại là lấy người học làm trung tâm thì người thầy bị lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu của thời đại nếu như họ chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh. Họ cũng không thể có đủ khả năng để truyền thụ một lượng thông tin khổng lồ cũng như những yêu cầu càng cao của người học. Người học hiện nay phấn đấu để trở thành công dân của thế kỷ 21 và cũng là những công dân toàn cầu, họ không chỉ cần những năng lực chuyên môn nhất định, họ cũng không chỉ cần kiến thức mà điều quan trọng là phải hình thành nên những phẩm chất và năng lực cần thiết. Luật Giáo dục 2019 quy định rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Vì thế, người học phải được hình thành những giá trị và kỹ năng cần thiết thông qua sự tương tác giữa người dạy và người học, họ phải được trải nghiệm trong thực tế dưới sự chỉ đạo của người thầy và đặc biệt là người học biết vận dụng kiến thức trong cuộc sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Trong thực tế, giáo viên không chỉ là thầy cô trên bục giảng mà họ còn đóng vai là nhà giáo dục, nhà sư phạm, là người trọng tài, người quân sư trong quá trình dạy học. Dạy học không chỉ truyền thụ những kiến thức đơn thuần mà sự ảnh hưởng của người thầy đến người học chính là hình ảnh mẫu mực của họ. Có thể nhận thấy, người thầy là hình ảnh phản chiếu trực tiếp nhất đến người học, người thầy đó tốt thì học trò tốt, người thầy xấu thì học trò không ngoan. Bất kỳ lời nói, hành động của người thầy bao giờ cũng để lại dấu ấn cho người học trong khi đó máy móc không bao giờ làm thay được. Một ngôn ngữ hay cũng tác động đến cảm xúc của người học; một tư thế, tác phong chững chạc cũng làm cho học trò cảm thấy ngưỡng mộ, thần tượng; một sự động viên kịp thời, một sự chia sẻ khó khăn đúng lúc cũng là điểm tựa quan trọng mà học trò nỗ lực phấn đấu cao hơn; khi người dạy càng hiểu tính cách học sinh, càng cá biệt hóa trong dạy học thì thầy càng có phương pháp khéo léo để tác động hiệu quả nhất. Đặc biệt, lòng yêu nghề, mến trẻ thì máy móc không bao giờ làm được, chỉ có điều đó mới giúp người thầy có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, từ đó mà họ luôn đổi mới và sáng tạo. Sự ảnh hưởng rõ rệt của người thầy đến học trò chính là phương hướng chính trị, tư tưởng trong mỗi bài giảng và trong chính đạo đức nhân cách của người thầy. Trường học bao giờ cũng phải gắn liền với chính trị đó là quy luật cho mọi chế độ xã hội, do đó chức năng người thầy bao giờ cũng được thể hiện rõ và được Luật Giáo dục quy định cụ thể. Luật Giáo dục năm 2019, Điều 69 xác định rõ: Nhiệm vụ của nhà giáo: “Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”.

Hc sinh tương tác vi robot trong gi hc. Ảnh: Y.Hoa

Có th nhn thy, ngưi thy là hình nh phn chiếu trc tiếp nht đến ngưi hc, ngưi thy đó tt thì hc trò tt, ngưi thy xu thì hc trò không ngoan.

Do đó, để người thầy đáp ứng tốt với yêu cầu hiện nay thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hơn với người thầy để từ đó họ thể hiện trách nhiệm hơn với công việc. Bản thân người thầy phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là trình độ sử dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng cách thức giảng dạy mới để giúp học sinh có phương pháp tư duy khoa học, tư duy phản biện. Bên cạnh đó, những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học là cần thiết cho hoạt động giáo dục, đó là những kiến thức để giúp người dạy hiểu rõ hơn người học và có những biện pháp phù hợp với trình độ, lứa tuổi, tâm sinh lý. Người thầy phải tích cực, chủ động, sáng tạo, phải thực sự là người quân sư, trọng tài, là người cố vấn cần thiết cho người học trong quá trình dạy học. Phải loại bỏ tư tưởng nhồi sọ người học mà thay vào đó là kích thích người học, tạo cho người học hứng thú, say mê với nội dung giảng dạy và có nhu cầu để nâng cao hiểu biết. Người thầy nhất định phải làm chủ được công nghệ dạy học, đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu, bị lỗi thời thì nhất định phải làm chủ được khoa học công nghệ, từ đó điều khiển công nghệ, hướng dẫn học trò một cách chủ động.

Tóm lại, dù các phương tiện dạy học hiện đại thế nào đi chăng nữa cũng không thay thế được vai trò của người thầy. Song, yêu cầu của người thầy ngày càng cao hơn để họ thực sự là những người định hướng cho người học. Họ thực sự là những người dạy học sinh tìm chân lý chứ không phải là người mang chân lý đến cho học sinh.

TS. Nguyn Văn Công