Thứ sáu, 9/4/2021, 09h59

Thế mạnh trong sáng tác của các nhà thơ nữ

Nhà văn n, dù mnh m hay yếu đui, dù may mn hay gp nhiu bt trc, mt mình hay có đôi có bn cũng không kém cnh mày râu trong quá trình sáng to cũng như thành qu lao đng ca mình. Vì vy mà thơ n cũng khng đnh đưc v thế đưc đc gi biết đến và đón nhn nng nhit.


Nhà thơ Tôn N Thu Thy (th ba, t phi sang) trong ngày ra mt Ban Nhà văn n

Thp lên ngn la yêu nưc

Nói đến nhà thơ Lê Tú Lệ những người yêu thơ sẽ thấy được một ngọn lửa tràn đầy yêu thương trong trái tim chị. Ngọn lửa ấy lúc nào cũng thôi thúc để khi gặp được những điều mà chị tâm đắc nó sẽ cháy lên và tạo ra những vần thơ da diết, chạm đến trái trim người đọc. Và bài thơ “Những bà mẹ Gạc Ma” được sáng tác minh chứng cho những điều nói về chị. Nhà thơ Lê Tú Lệ cho biết, bài thơ ra đời trong một chuyến đến thăm Trường Sa năm 2012. Đây là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức cho 2 đoàn cán bộ đông người đi Trường Sa. Nhìn những người mẹ có con hy sinh trong trận Gạc Ma đã khiến nhà thơ Lê Tú Lệ dâng tràn cảm xúc và sáng tác nên bài thơ để nói lên những nỗi niềm của những người mẹ có con hy sinh vì sự độc lập, tự do của dân tộc. “Không ai mà chịu hy sinh nhiều hơn mẹ, nhất là khi đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc. Mẹ là người tảo tần, cực khổ nuôi con rồi dâng hiến những đứa con của mình cho đất nước. Nỗi đau đó không ai thấu bằng mẹ. Càng đau hơn khi những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra lại không trở về nữa vì đã ngã xuống vì Tổ quốc” - nhà thơ Lê Tú Lệ xúc động.   


Nhà thơ Lê Tú L (bìa trái)

Bài thơ “Những bà mẹ Gạc Ma” của nhà thơ Lê Tú Lệ, được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ nhạc thành ca khúc “Bà mẹ Gạc Ma” sâu lắng, tinh tế, xúc động, được công chúng đón nhận và yêu thích, nhất là trong những ngày nhớ đến sự kiện 14-3-1988 - 64 chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Bài thơ của nhà thơ Lê Tú Lệ đã góp phần xây thêm tượng đài yêu nước, nhắc nhở thế hệ tương lai luôn nhớ về truyền thống anh hùng của dân tộc và thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy mãi không bao giờ nguôi.

Thm thía, tr tình

Điều khiến giới yêu thơ biết đến nhà thơ Đặng Nguyệt Anh là nhờ vào những vần thơ rất đời, rất hay, rất sâu sắc, thấm thía, trữ tình. Bà còn biết đến là người vợ trẻ hiếm hoi thời binh lửa đã dũng cảm vượt Trường Sơn 90 ngày đi tìm chồng. Thơ của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh được công chúng biết đến với những câu thơ mềm mại và xao xuyến như “Nếu anh biết được... chiều nay/ Gió từ đâu đến... thổi gầy nhành mai/ Một đời gió có vì ai/ Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn”. Đặc biệt bà còn tác phẩm “Trường ca mẹ” nói về lòng yêu kính biết ơn đối với đấng sinh thành. Đến nay tác phẩm này vẫn được tái bản với số lượng nhiều, được công chúng yêu thích. “Đây là tác phẩm mà tôi rất tâm đắc trong sự nghiệp làm thơ của mình. Tác phẩm được viết vào những năm 84, 85 đến năm 94 in lần đầu tiên. Chỉ có những người phụ nữ Việt Nam như thế, đẻ con cũng đánh, đói cũng đánh, khát cũng đánh rồi còn cái lai quần cũng đánh. Phụ nữ Việt Nam như thế là tuyệt vời. Phụ nữ Việt Nam gan góc, kiên cường và như Bác Hồ đã dạy: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Đó là đức tính tuyệt vời” - nhà thơ Đặng Nguyệt Anh chia sẻ. 

RA MT BAN NHÀ VĂN N NHIM K 2020-2025

Mới đây, Hội Nhà văn TP.HCM đã cho ra mắt Ban Nhà văn nữ nhiệm kỳ 2020-2025, nhà thơ Huệ Triệu (Trưởng ban Nhà văn nữ, Hội Nhà văn TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua, Ban Nhà văn nữ đã phát hành cuốn sách tập hợp sáng tác của hội viên nữ “Ngày trẻ như dương cầm” gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung (số tiền gần 140 triệu đồng); tổ chức quyên góp, thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới huyện Đakrông - Quảng Trị giúp đồng bào dân tộc Vân Kiều khắc phục khó khăn sau lũ (với số tiền 170 triệu đồng). Sắp tới, Ban Nhà văn nữ tiếp tục chú trọng các hoạt động thúc đẩy sáng tác; tổ chức các tọa đàm văn học; đi thực tế, kết nối giao lưu để lan tỏa, học hỏi nâng cao chất lượng sáng tác; tiếp tục hoạt động thiện nguyện tập trung giúp đỡ, động viên những tác giả có hoàn cảnh khó khăn.


Nhà thơ Đng Nguyt Anh

Khi đang là sinh viên Khoa Văn, Tôn Nữ Thu Thủy viết bài thơ đầu tiên về mối tình tưởng tượng với ý định để dành tặng người yêu của mình, không ngờ giây phút đó lại thành khởi điểm để chị gắn bó một đời cùng thi ca. Chị may mắn có được người chồng là nhạc sĩ, luôn thấu hiểu và khích lệ vợ mình bên ngọn đèn bàn viết xanh xao chữ nghĩa. Những tập thơ nối tiếp nhau ra đời “Viết tặng ánh lửa”, “Trái đất đang nóng dần lên”, “Hoa hồng xanh”, “Mắt lá”, “Dưới mái nhà xanh” đủ để độc giả nhận diện được chân dung nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy dung dị mà suy tư: “Để làm dịu nỗi đau/ Tôi xoay trở/ Nghiêng nghiêng, bám tay vào hàng phím sóng/ Trùng khơi đáp lời…”.

Có thể nói, nhà thơ nữ có một lợi thế mà nhà thơ nam ít có đó là sự uyển chuyển, mềm mại và sâu sắc. Họ có một cảm xúc đặc biệt mà khi trải nghiệm thì ngòi bút càng sâu sắc, chân thật. Dù tác phẩm của họ được bạn đọc đón nhận, được phổ nhạc… nhưng vẫn còn trăn trở đó là tác phẩm chưa phổ biến ra thế giới. Nhà văn Xuân Phượng (tác giả hồi ký “Gánh gánh gồng gồng) cho rằng, thế hệ của các nhà thơ, nhà văn nữ bây giờ đã có sự sáng tạo và có tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Tuy nhiên, các tác giả phải có mối quan hệ để làm sao để đưa tác phẩm ra nước ngoài, phải kết nối với dịch giả để họ chuyển tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng Anh để xuất bản đi… Có như vậy thì thơ của chúng ta mới được người nước ngoài biết đến.

Bài, ảnh: Thúy Kiu