Thứ sáu, 5/3/2021, 13h51

Thoát nạn trong đám cháy - kỹ năng sống cần thiết

Ha hon đem đến hu qu khôn lưng v tài sn và con ngưi. Chính vì thế, phòng cháy cha cháy là nhim v và k năng cn thiết mà mi ngưi cn có. Bi l đó, tp hun phòng cháy cha cháy là chuyên đ thưng đưc thc hin hàng năm các trưng hc.


Cnh sát phòng cháy cha cháy tp hun k năng thoát him trong đám cháy cho hc sinh Trưng Tiu hc Đng Đa (Q.4, TP.HCM)

Thế nhưng, các chuyên đề có sự tập huấn của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy hiện nay thường đi theo một bài bản dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Cụ thể, các buổi tập huấn đi theo một “bài bản” quen thuộc: Tình hình cháy nổ thời gian vừa qua, nguyên nhân và hậu quả của cháy nổ, các biện pháp phòng cháy nổ, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy cá nhân (bình chữa cháy khí, bình chữa cháy bột…), các cách thoát khỏi đám cháy… Nội dung chuyên đề bao gồm quá nhiều kiến thức, kỹ năng và được trình bày trong thời lượng khá dài nên học sinh ở độ tuổi tiểu học không thể tập trung nghe và nắm vững được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các em. Theo tôi, với học sinh lứa tuổi tiểu học chỉ cần tập trung cung cấp kiến thức và tập luyện các kỹ năng cơ bản thoát nạn trong đám cháy. Thoát nạn trong đám cháy chính là kỹ năng sống quan trọng nhất đối với học sinh tiểu học. Thầy cô, cha mẹ và người lớn có thể hướng dẫn các em một số kỹ năng cơ bản thoát nạn trong đám cháy như sau: Thứ nhất, kỹ năng nhận biết dấu hiệu cháy và báo cháy: Khi thấy các tín hiệu của đám cháy như mùi khét, khói, lửa cháy và tiếng nổ thì trẻ phải la to báo tin ngay cho mọi người, gọi điện thoại cho người thân hoặc gọi số điện thoại 114 cho các lực lượng cứu hỏa. Thứ hai, kỹ năng tìm lối thoát an toàn: Nhà trường và gia đình cần chỉ học sinh các lối có thể thoát ra ngoài khi có cháy nổ và phải nhanh chóng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không chần chừ lấy đồ đạc để mang theo. Trường hợp không thấy dấu hiệu cháy nhưng nếu có chuông báo cháy thì trẻ cũng cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn. Nếu trẻ thấy người lớn đang thoát nạn thì hãy cầu cứu sự giúp đỡ và di chuyển cùng họ. Thứ ba, kỹ năng tìm lối an toàn khi ở tòa nhà cao tầng: Cần hướng dẫn trẻ hãy di chuyển từ cửa của căn hộ, theo hành lang để đến cầu thang bộ hay theo lối đèn nơi có chữ EXIT màu xanh. Quan sát không có khói, trẻ mới được chạy xuống dưới mặt đất và tuyệt đối không sử dụng thang máy để di chuyển vì khi có cháy, cúp điện, chúng ta sẽ bị kẹt trong thang máy. Thứ tư, kỹ năng báo tin khi không thoát ra ngoài được: Nếu toàn bộ bên ngoài nơi trẻ đang ở đều có khói, trẻ cần ở yên, sau đó dùng điện thoại gọi cho người thân hay số 114 thông báo mình đang ở đâu của tòa nhà đang cháy. Ngoài ra, trẻ cũng nhớ dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ để khói không vào được. Sau đó ra cửa sổ, ban công rồi dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) để vẫy và cầu cứu cho mọi người xác định được để đến cứu. Thứ năm, kỹ năng di chuyển trong đám cháy: Trong quá trình di chuyển, trẻ nên mang theo khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở, để hạn chế ngạt khói. Khi di chuyển, nhớ cúi người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt đất vì khói thường bốc lên cao và men theo tường để tìm lối ra. Đa số nạn nhân thiệt mạng trong các đám cháy đều là do ngạt, ngộ độc khói và khí độc kèm trong khói. Thứ sáu, kỹ năng di chuyển qua nơi có lửa bạt: Trẻ có thể dùng áo vải dày, mền… nhúng nước để di chuyển qua nơi có lửa bạt. Thứ bảy, kỹ năng dập lửa bám vào quần áo: Nếu quần áo của trẻ bị cháy, trẻ hãy nằm xuống, hai tay che mặt lăn vòng quanh để có thể dập tắt lửa.

HC GII NHƯNG… KÉM HIU BIT

Nhân nói về kỹ năng sống của lứa tuổi học sinh, trong đó có kỹ năng sinh tồn, tôi nhớ lại một lần dừng xe để đổ xăng ở một trạm xăng. Phía trước, có chiếc xe của hai học sinh lớn (chắc học lớp 12) vào trước và đang chờ đến lượt. Có lẽ do chập điện ở bình ắc-quy nên chỗ thân xe của hai em bỗng dưng bốc khói và có một ngọn lửa nhỏ xuất hiện. Hai em hoảng hốt bỏ xe chạy ra xa, mặt mày xanh tái vì sợ hãi. Tôi đảo mắt nhanh qua phía bên phải, thấy một thùng phuy có cát và nhanh chân chạy tới, vốc một nắm cát tạt vào thân xe. Vừa lúc đó, có vài người xúm lại, mở bình chữa cháy và xịt cho ngọn lửa tắt… Sự hỗ trợ kịp thời của mọi người đã ngăn được một vụ cháy nổ nguy hiểm ngay cây xăng.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà việc trang bị kỹ năng sinh tồn cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, bài bản! Sự quan tâm của phụ huynh là điểm số; của nhà trường là tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp… Nhiều học sinh học giỏi nhưng lại kém hiểu biết về kỹ năng sinh tồn; kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố. Trong câu chuyện trên, thay vì quan sát nhanh xung quanh để tìm những dụng cụ chữa cháy thì các em lại bỏ xe chạy ra xa. Ngay cả những chuyện tế nhị như đi vệ sinh khi đi giao lưu, tham quan trường bạn; tôi phải nhắc đi nhắc lại cho các em rằng: khi cần đi vệ sinh, hãy quan sát biển báo cuối mỗi dãy phòng học là sẽ thấy vì phòng vệ sinh thường được bố trí cuối dãy nhà… Có thể nói học kỹ năng sinh tồn cho bản thân không thừa! Trong cuộc sống hàng ngày, dù còn đi học hoặc sau này đi làm, rất nhiều tình huống mình sẽ gặp và những lúc ấy, kỹ năng sinh tồn sẽ giúp mình xử lý, vượt qua an toàn.

Lê Đc Đng 
(Sóc Trăng)

Với các kiến thức, kỹ năng thoát nạn cơ bản trong đám cháy này, nhà trường và gia đình đều có thể hướng dẫn, tập luyện học sinh các động tác cần thiết. Những kỹ năng này cần được nhắc nhở và luyện tập thường xuyên, không thể chỉ qua một buổi tập huấn là học sinh nhớ được, làm được. Nhà trường có thể tổ chức dưới hình thức đố vui để kiểm tra lý thuyết và thi thực hành các kỹ năng báo cháy, di chuyển trong đám cháy có khói, có lửa bạt, bị cháy sém quần áo… nhiều lần trong năm. Với các kiến thức, kỹ năng thoát nạn khỏi đám cháy ngắn gọn, cô đọng như trên, học sinh sẽ tiếp thu rất dễ dàng, nhanh chóng và mang lại hiệu quả hơn trong thực tế.

Bài, ảnh: Lê Phương Trí