Thứ ba, 19/1/2021, 20h37

Thú vị qua những tiết học dự án

Sau 3 năm áp dng phương pháp dy hc qua d án đy sáng to, nhng tiết hc môn đa lý ca cô giáo tr Phm Th Ái Vân (Trưng THPT Trn Phú, Đà Nng) đưc nhiu hc sinh hng thú, yêu thích. Không ch thế, cô Vân còn h tr nhiu đng nghip khác bt nhp vi ng dng CNTT hiu qu trong dy hc… 


Cô Phm Th Ái Vân và hc sinh trong mt tiết hc theo d án

Giờ học môn địa lý do cô Vân đứng lớp luôn tạo được bầu không khí hứng khởi, không còn cảnh giáo viên đọc, học sinh chép bài. Thay vào đó, học sinh chính là chủ thể trung tâm - những người làm cho tiết học trở nên sinh động. Để có những tiết học sôi động như vậy, cô Vân đã xây dựng những dự án giảng dạy với nội dung kiến thức liên quan đến các bài học, các chương trong SGK. Gần đây nhất, cô Vân xây dựng dự án Việt Nam qua trang sách và dự án Đọc báo. Cô Vân cho biết, với dự án Việt Nam qua trang sách, những đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam từ khí hậu, địa hình được thể hiện qua các tiêu đề sách như: Đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên phân hóa đa dạng… Với mỗi chủ đề, các nhóm học sinh từ 4-6 em có thể chọn cho mình một nội dung để “viết sách”. Theo đó, học sinh sẽ chắt lọc để chọn những thông tin chính, số liệu đưa vào sách, đồng thời chọn những hình ảnh minh họa phù hợp, xây dựng biểu đồ hoặc lựa chọn các bài báo, câu chuyện có liên quan. Còn với dự án Đọc báo, học sinh phải sưu tập hình ảnh, kiến thức để thiết kế một tờ báo. Nội dung đăng trong tờ báo thể hiện chủ đề liên quan đến bài học trong SGK, thông qua cách dẫn chuyện, giới thiệu thông qua tin tức, hình ảnh… để tạo sức hấp dẫn. Cô Vân cho biết, dự án Đọc báo bắt nguồn từ ý tưởng muốn có một sản phẩm dạy học tương tự như SGK nhưng theo hình thức khác có thể là tạp chí, báo giấy... Vì nó có số trang tương tự như SGK nhưng hình thức trình bày lại khác nên cô chọn báo sẽ thích hợp hơn, và xây dựng theo chủ đề dễ dàng hơn. Sau tiết học, em Thu Thảo (học lớp 10/16) vui vẻ cho biết: “Em rất thích cách học này. Trước đây cứ nghe đến môn địa lý là em rất ngại việc đọc, chép bài nhưng từ khi được học phương pháp mới, em và các bạn cứ mong nhanh đến giờ địa lý để học. Qua tiết học giúp em tiếp thu kiến thức nhanh hơn, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và đem lại hiệu quả tốt. Học bằng phương pháp này giúp em hiểu bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn”. Còn Nhật Thành và nhóm học sinh lớp 12 chia sẻ, học bằng phương pháp mới rất sống động, dễ tiếp thu. Học sinh được quyền tìm hiểu về kiến thức mà không cần học quá nhiều, học thuộc lòng SGK. Đồng thời giữa các bạn dễ tương tác với nhau hơn.

Cô Vân cho biết, các chủ đề được cô giao trước trong một khoảng thời gian nhất định để học sinh chuẩn bị, tìm hiểu kiến thức và thể hiện. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn trong quá trình thực hiện chủ đề. Khi dự án đưa vào giảng dạy ở tiết học thì cô Vân sẽ cho trao đổi chéo sản phẩm của các lớp để tạo sự tò mò, hấp dẫn học sinh. “Học qua dự án giúp học sinh nhận ra nhiều giá trị khi tự mình trải nghiệm, khám phá, đặt mình trong từng vị trí, vai trò hợp tác khi làm việc nhóm. Từ đó giúp các em rèn luyện những kỹ năng của công dân thế kỷ 21”, cô Vân nói.

Chia sẻ thêm về phương pháp dạy học qua dự án, cô Vân cho hay năm 2018, xuất phát từ việc dạy học đơn thuần, học sinh không có hứng thú. Điều đó khiến cô cảm thấy hụt hẫng khi đi dạy nên đã nghĩ ra cách đổi mới phương pháp dạy học để thay đổi. “Hiện nay vấn đề dạy học theo chủ đề và ứng dụng CNTT rất phát triển nên các dự án của tôi đều liên quan đến dạy học theo chủ đề và CNTT. Từ đó tôi bắt đầu cho ra đời các sản phẩm từ CNTT. Hai năm qua có khoảng 5 đến 6 dự án đã được thực hiện”, cô Vân cho biết.

Ngoài sáng tạo trong dạy học, cô Vân còn được biết đến là một giáo viên tiên phong trong tìm tòi, ứng dụng CNTT. Đặc biệt, cô Vân còn là người truyền cảm hứng và kinh nghiệm cho nhiều đồng nghiệp khác. Theo đó, cô đã tổ chức 7 khóa học online hướng dẫn giáo viên bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong dạy học. “Để bắt nhịp với thời đại 4.0, tôi nghĩ người giáo viên phải tự trau dồi các kỹ năng trước, đặc biệt là về CNTT. Giáo viên phải học hỏi, tìm tòi, tự khám phá các kiến thức về CNTT và thực hành nhuần nhuyễn, sau đó ứng dụng cho bản thân trước như soạn các sản phẩm để triển khai cho học sinh, rồi từ đó hướng dẫn thực hành, tạo sản phẩm” cô Vân chia sẻ.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên