Thứ sáu, 21/1/2022, 17h18

Thụy Điển và giáo dục tiểu học TP.HCM

Quc gia Thy Đin có 2 d án vi GD Tiu hc Vit Nam, đó là D án Đin nh hc đưng và D án Quyn Tr em. GD Tiu hc TP.HCM đưc B GD-ĐT cho tham gia c hai d án này.

1.Với Dự án Quyền Trẻ em, ngành GD Tiểu học TP.HCM có 5 nhóm (mỗi nhóm 3 người) được cử sang TP.Lund, Thụy Điển học tập. Khóa học 1 tháng, sau đó đi thực tế tại một nước châu Phi trong 2 tuần. Tham gia dự án này, TP.HCM được TS Per (Phụ trách Dự án Quyền Trẻ em của Thụy Điển) đánh giá rất cao về các hoạt động trong trường học. Tôi luôn ghi ơn TS Per về những giúp đỡ của TS cho HS tiểu học của TP.HCM.

Với Dự án Điện ảnh học đường, Bộ GD-ĐT giao cho TP.HCM và Hà Nội thực hiện. Dự án Điện Ảnh học đường nhằm GD cho HS kỹ năng ghi hình, xây dựng câu chuyện và kỹ thuật cơ bản như dàn dựng bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, máy quay và cách chọn góc độ hình ảnh khi quay film. Thời hiện đại con người bày tỏ tình cảm với nhau qua ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh cũng như lưu lại cảm xúc, kỷ niệm qua màu sắc thay vì viết nhật ký như các thế hệ trước đây.

Bộ Văn hóa và Viện Film Thụy Điển cử đoàn chuyên gia sang tập huấn về lý thuyết và kỹ năng làm film cho các trường. TP.HCM có Trường Tiểu học Minh Đạo (Q.5) và Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) tham gia thực hiện.

Sau đó, Đoàn Việt Nam do anh Trịnh Quốc Thái (Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD-ĐT làm trưởng đoàn); thành viên có ngành GD TP.HCM, Hà Nội và Viện Film VN sang Thụy Điển học tập.

Đoàn được Viện Film Thụy Điển tiếp đón rất chu đáo. Đoàn tham quan viện film, thư viện, bảo tàng rồi cùng nhau trao đổi các vấn đề về điện ảnh và GD điện ảnh. Các anh chị Thụy Điển do từng đến VN và TP.HCM nên họ đã đưa đoàn đi ăn tại một quán phở của người VN. Họ còn đưa về nhà ăn tối và ca hát - có bài bằng tiếng Việt. Họ cũng đưa đoàn đi tham quan Hội trường trao giải Nobel, tham quan chợ truyền thống với những con đường nhỏ bày bán đồ lưu niệm đặc trưng của Slockhom; đưa đoàn đi trên sông bằng du thuyền với khung cảnh tuyệt đẹp…

Chúng tôi đến rạp chiếu film và cùng ngồi xem với HS. Khi xem xong, chúng tôi thấy các em làm bài tập về bộ film theo cảm nhận và suy nghĩ chủ quan của mình. Các em viết lại câu chuyện và lời thoại của một nhân vật mà theo các em là hợp lý hơn. Các em cũng bỏ bớt, thậm chí đề nghị thêm một vài chi tiết vào film cho hay hơn. Người hướng dẫn ghi nhận mà không phê phán ý kiến của HS; người hướng dẫn chỉ đúc kết lại các ý kiến và nhận xét - thường là những lời động viên, phân tích như một bài học. Sau đó HS bắt đầu vẽ lại các nhân vật mà các em yêu thích và ghét bỏ, đồng thời chú thích lý do tại sao như vậy...

Theo các anh chị Thụy Điển, điều này sẽ làm HS chú ý khi xem film và thả cả lòng mình vào trong bộ film để yêu thương, để cảm xúc...

Đây là buổi xem film mà tôi thấy rất lý thú và sôi nổi với sự làm việc của HS.

2.Cũng trong chuyến học tập tại Thụy Điển, chúng tôi đã đến một trường tiểu học trong TP.Stockhom. Ngôi trường cổ kính, sĩ số hơn 20 HS/lớp. Phòng học rộng rãi, có nhiều đồ dùng học tập, HS ngồi học rất thoải mái.

Chúng tôi hỏi về việc GD HS chưa ngoan, nghịch phá, không làm bài đầy đủ và những biểu hiện khác thì nhà trường có biện pháp kỷ luật thế nào? Cô hiệu trưởng cho biết, khi phát hiện, trước hết là người thầy phải biết hướng dẫn và tìm các biện pháp sư phạm thích hợp trao đổi thật thân thiện với HS, phụ huynh. Nếu nhận thấy các điều đó không làm cho HS thay đổi thì báo cáo lên hiệu trưởng. Hiệu trưởng sẽ mời HS lên văn phòng để nói chuyện. Đó là căn phòng đẹp nhất của trường. HS ngồi ăn bánh và uống nước nói chuyện với cô hiệu trưởng. Câu chuyện xoay quanh việc sinh hoạt, vui chơi, giải trí mà không liên quan gì đến các sai phạm của HS. HS tha hồ bộc lộ mọi thứ mà không sợ hiệu trưởng bắt lỗi. Hiệu trưởng nghe và tranh luận với HS như 2 người bạn, không áp đặt đúng sai. Và còn có những buổi trao đổi tiếp theo để dần dần thu phục HS.

Hiệu trưởng cho rằng, mỗi HS đều quan trọng, đều quý giá như nhau và phải được trân trọng để tìm biện pháp GD tốt nhất. Bản thân tôi rất cảm phục và qua trao đổi thấy giá trị cá nhân mà Thụy Điển đem đến cho HS, cho quyền trẻ em…

Đền giờ ăn trưa, HS xếp hàng đến nhà ăn. Món ăn được bày trên bàn và HS lấy khay đĩa gắp thức ăn, tìm bàn ngồi (như buffet). Ăn xong, các em dọn dẹp, lau chùi chỗ ngồi, đem khay đến bỏ vào chậu. Ở đấy có 2 HS trực quan sát, nhắc nhở các bạn làm cho đúng. Người phụ trách nhà ăn chỉ đứng quan sát và đem thêm thực phẩm. Một nếp văn hóa tự phục vụ ngay từ trong nhà trường .

Sau buổi học, các em lớp cuối cấp ở lại khoảng 10 phút. Thời gian này các em ra sân và cùng nhau ngồi thành vòng tròn như những người tập thiền, xếp bằng các ngón tay chập vào nhau, thật tập trung để nhớ lại hôm nay mình học điều gì hay, mình đã làm điều gì tốt, có gì sai phạm. Tự mình suy nghĩ, rồi ra về. Điều nay, tôi không bao giờ tôi nghĩ đến trong GD mà lại ở một nước phương Tây. Chẳng biết được trong đầu các em nghĩ gì lúc đó nhưng một thói quen được GD từ tiểu học là một điều rất mới, rất hay và tôi chỉ biết cúi đầu khâm phục .

D án Đinh hc đưng có t chc hi thi vi s tham gia ca nhiu trưng tiu hc. Bui l công b đưc t chc ti rp film Tân Sơn Nht (Q.Tân Bình, TP.HCM) và đ li nhiu cm xúc cho thy cô, HS tham d. Film ca Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm và Trưng Tiu hc Minh Đo đưc đánh giá rt cao. Giáo viên và HS ca các trưng đã rt c gng và sáng to trong xây dng câu chuyn, trong din xut .

Có th nói, GD cho HS v đinh là mt hình thc đ các em biết s dng kiến thc còn đơn gin nhưng cn thiết trong các bài hc v khoa hc, văn hc. Và quan trng là các em đưc trang b kiến thc đ thưng thc nhng tác phm ca ngh thut th 7…

Đoàn cũng đến thăm một trường tiểu học ở cách TP.Stockhom khoảng 100km bằng tàu lửa. Trường nằm ven sông, khuôn viên rộng lớn với kiểu kiến trúc học đường có lẽ cũng khá lâu. Nhưng vào trong thì hiện đại không kém trường ở TP. HS cũng không đông. Khi đoàn đến thì gần hết buổi trưa. HS chuẩn bị ra về và có lẽ ăn uống ở nhà rồi trở lại trường học buổi chiều…

Trường có nhà đa năng, sân chơi, sân tập thể dục và chơi các môn thể thao. Hiệu trưởng nói, HS hoạt động chủ yếu vào buổi thứ hai ở trường. Tôi thấy các em phần đông đi bộ từng tốp trên đường quê thật yên ả, thanh bình...

ThS. Lê Ngc Đip