Thứ năm, 5/1/2023, 16h31

Tín hiệu tích cực từ chuẩn hóa bữa ăn học đường

Vic chun hóa ba ăn hc đưng không ch giúp đm bo sc khe hc sinh mà còn giúp gim t l hc sinh suy dinh dưng, tha cân, béo phì, hưng ti chăm sóc tt nht sc khe hc sinh.


TP.HCM hưng ti nhiu ch tiêu trong chăm sóc sc khe hc sinh

Chun hóa ba ăn hc đưng giúp gim suy dinh dưng, tha cân, béo phì

10 năm nay, các trường tiểu học trên địa bàn Q.11 đã xây dựng chuẩn hóa bữa ăn học đường mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong chăm sóc sức khỏe học sinh và nhận được sự đồng hành, ủng hộ của phụ huynh.

Bà Nguyễn Đinh Thụy Đỗ Uyên - Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.11 cho biết xuất phát từ nhu cầu hướng tới mục tiêu tạo nguồn thực đơn chuẩn, phong phú, đáp ứng nhu cầu về năng lượng, cân bằng dinh dưỡng cho học sinh, từng bước xây dựng mô hình bếp ăn chuẩn, tiến tới tạo ra mô hình khu vực ăn chuẩn, các trường tiểu học trên địa bàn quận đã triển khai xây dựng 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuẩn hóa bữa ăn học đường; Giai đoạn 2 chuẩn hóa bếp ăn bán trú tại trường.

Trường có bếp ăn tại chỗ thì thực hiện ghi nhật ký theo dõi mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh thực đơn cho phù hợp, bộ phận y tế trường học liên tục đến các trường nắm tình hình. Đối với các trường sử dụng suất ăn sẵn, từng bước bổ sung rau trong bữa ăn và điều chỉnh số lượng, khối lượng bữa ăn, hợp đồng với các công ty cung cấp suất ăn sẵn, đảm bảo bữa ăn của học sinh dù chế biến ở đâu cũng phải đạt yêu cầu.

Theo bà Uyên, ngay thời điểm bắt đầu thực hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn. Số lượng món ăn tăng so với trước đây nên khối lượng công việc tăng; nhiều món ăn thời gian đầu học sinh khó tiếp nhận; còn bộ phận phụ huynh học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa của việc thực hiện bữa ăn học đường nên còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình triển khai.

“Các trường chú trọng ổn định tư tưởng đội ngũ cấp dưỡng, bố trí công việc phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưỡng tiếp cận công việc đang làm, bổ sung bảo mẫu hỗ trợ nhà bếp trong những thời điểm cần thiết. Đặc biệt, các trường đẩy mạnh tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh về chương trình bữa ăn học đường, đẩy mạnh giáo dục dinh dưỡng đến học sinh với sự tham gia của đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng, giáo viên nhằm truyền tải tốt nhất kiến thức về khoa học dinh dưỡng và lựa chọn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe học sinh...” - bà Uyên chia sẻ.

Sau quá trình mạnh dạn chuẩn hóa bữa ăn học đường, Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.11 đánh giá, nhiều tín hiệu tích cực đã được “gặt hái”. Trước hết là sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của học sinh về dinh dưỡng trong bữa ăn, tạo những bữa ăn phong phú, hài hòa... Đặc biệt, chỉ sau vài tháng thực hiện chương trình đã có tín hiệu đáng mừng về việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì” - bà Uyên phấn khởi.

ng đến nhiu ch tiêu chăm sóc sc khe hc sinh

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng thông tin, trong giai đoạn từ năm 2023-2025, TP.HCM đặt nhiều mục tiêu trong chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh.

Cụ thể, 100% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học; 95% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh; 100% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định; 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 100% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 100% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh; Phấn đấu 100% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn.

Về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, phấn đấu 90% trường học bố trí ít nhất 1 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định; 90% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù hợp cho học sinh thông qua các hoạt động thể thao ngoại khóa, hình thức câu lạc bộ thể thao; phấn đấu 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao; phấn đấu 90% học sinh các cấp được tham gia tập luyện 1 môn thể thao tối thiểu 2 ngày/tuần.

Ông Dương Trí Dũng cũng cho biết, giai đoạn 2023-2025, TP.HCM phấn đấu 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; Phấn đấu 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, áp dụng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

Đặc biệt, về nguồn lực nhân viên y tế, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay, các địa phương sẽ tham mưu rà soát, sắp xếp lại hệ thống y tế trường học trong các cơ sở giáo dục, xây dựng cơ chế quản lý và phương thức hoạt động y tế trường học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. TP.HCM phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có nhân viên y tế chuyên trách và có chuyên môn y tế. 100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập có nhân viên phụ trách công tác y tế trường học hoặc ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với cơ sở y tế ở địa phương...

Ngoài ra, TP.HCM tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả 2 chương trình: Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2022-2025.

Đ Giang Quân