Thứ ba, 24/3/2020, 20h53

Tinh giản nội dung học tập: Giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tế

Vic tinh gin kiến thc s đưc B GD-ĐT thc hin tt c các khi lp, tp trung vào hc k II năm hc 2019-2020 đ gim ti chương trình hc cho HS, nhà trưng, thích ng trong mùa dch. Riêng khi 12, b cũng thông báo s sm có đ thi minh ha các môn thi THPT quc gia phù hp vi chương trình tinh gin.

Vic tinh gin kiến thc nên tp trung vào kiến thc hàn lâm, tăng tính thc tế đ vic dy hc trc tuyến đưc hiu qu hơn

Với khối 12, chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia, nhiều giáo viên đề xuất, nên tinh giản các kiến thức hàn lâm, tăng tính liên hệ thực tế để việc dạy trực tuyến thời gian tới thu hút HS, vừa đảm bảo HS có đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản để bước vào kỳ thi mà vẫn đảm bảo để học tiếp các lớp cao hơn vào năm học tới...

Va dy, va ch!

“Vẫn phải dạy đúng, dạy đủ theo chuẩn kiến thức ở tất cả các bộ môn, vừa dạy vừa chờ khung chương trình tinh giản”, là thực tế thời gian này tại Trường THPT Nguyễn Du được thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ.

Chính vì ở tâm thế này nên theo thầy Phú, nhiều giáo viên trong trường dù có hướng “giảm tải” kiến thức nhưng cũng không dám áp dụng vì sợ ảnh hưởng đến HS, sợ “bỏ sót, bỏ lọt” kiến thức, nhất là với HS khối 12.

“Bộ GD-ĐT cần sớm có chỉ đạo cụ thể trong từng bộ môn, chương, bài rõ ràng trong từng nội dung tinh giản, để vừa cởi trói tâm thế dạy online cho giáo viên, vừa tránh áp lực cho HS”, thầy Phú nêu ý kiến.

Phân tích rõ hơn, thầy Phú cho rằng, việc dạy học trực tuyến, học qua truyền hình hiện nay mới chỉ là giải pháp tình thế, tính hiệu quả không thể thay thế được dạy trực tuyến vì số lượng HS tham gia không đảm bảo, phụ thuộc nhiều vào tính tự giác của HS, cộng thêm việc Bộ GD-ĐT giữ cứng khung thời gian năm học tạo ra áp lực rất lớn cho cả HS, giáo viên. Ngay cả khi triển khai kiến thức mới trong học kỳ II cũng không đảm bảo 100% HS theo học. “Nội dung kiến thức thi THPT quốc gia năm 2020 nên được “bó gọn” lại, không có kiến thức khối 10, 11 mà tập trung vào lượng kiến thức trong học kỳ I lớp 12 để thầy trò ôn tập dễ dàng hơn và cũng tạo điều kiện ôn tập cho HS. Thậm chí, với bài thi KHTN (lý, hóa, sinh), các môn thi thành phần nên dồn vào 1 bài thi thay vì 3 bài thi như các kỳ thi trước. Đề minh họa cũng cần bám sát theo khung chương trình tinh giản”, thầy Phú đề xuất.

Chung băn khoăn, hiệu trưởng một trường THPT thẳng thắn, nhà trường đang rất “đau đầu” với việc dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình vì trên thực tế giáo viên đa phần chưa có phương pháp dạy học online, chất lượng bài giảng online không đảm bảo. Nhiều giáo viên còn dạy trực tuyến cho có, dạy theo hình thức; giáo viên không rành công cụ trực tuyến dẫn đến tình trạng HS không được hỗ trợ kịp thời nên gặp khó khăn khi tiếp nhận kiến thức. Đó là chưa kể đến việc khi dạy trực tuyến sẽ rất khó để định lượng được khối lượng kiến thức mà HS lĩnh hội ở mức như thế nào. Khó nhất sẽ là HS khối 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Từ thực tế này, khi tinh giản kiến thức cho khối 12, Bộ GD-ĐT nên tập trung vào các nội dung cơ bản, trọng tâm lớp 12, đi sâu vào các phần kiến thức ứng dụng thực tế để HS liên hệ được.

Đây cũng là đề xuất được cô Nguyễn Thị Diến - giáo viên Trường THPT Nguyễn An Ninh - đưa ra. Theo cô Diến, dạy học online không phải là không cung cấp được kiến thức cho HS nhưng sẽ chỉ dừng ở mức kiến thức cơ bản và phù hợp với phần kiến thức liên hệ. Do đó để tinh giản thì nội dung kiến thức trước hết phải phù hợp với yêu cầu bộ môn, không mất đi kiến thức ứng dụng để HS có thể ứng dụng được.

“Phần kiến thức hàn lâm trong các bộ môn nên được tinh giản, thay vào đó là đi vào những kiến thức trọng tâm, không rườm rà, tập trung đào sâu vào những nội dung kiến thức ở các phần ứng dụng, giải quyết kiến thức thực tế để việc dạy trực tuyến được hiệu quả khi thu hút HS nhiều hơn, vừa đảm bảo HS có kiến thức thi mà vẫn đảm bảo kiến thức cho tiến trình dạy học cho năm học tới. Đề thi THPT quốc gia cũng vậy, tinh giản lượng kiến thức hàn lâm tránh HS học dài dòng, thay vào đó là những câu hỏi mang tính thực tế…”, cô Diến nói.

Nên hc gì thi ny

Trong khi đó, cô Lý Thị Hồng Thắm - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trung Trực - lại cho rằng, trong suốt thời gian qua, dù rất nỗ lực nhưng con số HS của trường không thể tương tác với các phương pháp dạy học trực tuyến cũng lên đến 20%. Đây là những HS không có điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, điện thoại thông minh kết nối internet để học tập qua mạng.

“Giải pháp trước đây của trường là photo tài liệu và đặt tại phòng bảo vệ, phòng photo trước cổng trường để HS, phụ huynh không tiếp cận hình thức dạy trực tuyến đến nhận. Thế nhưng đây là khi dạy trực tuyến ôn tập lại kiến thức cũ, còn việc triển khai kiến thức mới thì giải pháp này sẽ không còn phù hợp”, cô Thắm lo lắng.

Làm sao kiến thức mới tiếp cận được với 20% đối tượng HS này là bài toán mà cô Thắm cho rằng đang “thách thức” phương pháp dạy trực tuyến của không chỉ đơn vị mình mà còn nhiều đơn vị khác, đặc biệt là các đơn vị ngoại thành.

“Tinh giản, giảm tải kiến thức Bộ GD-ĐT cũng cần tính toán đến đối tượng HS này. Và ngay cả khối lượng kiến thức trong đề thi THPT quốc gia năm 2020 cũng phải tiệm cận được 20% HS này, để làm sao các em không bị bỏ lại phía sau”, cô Thắm bày tỏ.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Phúc - Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Tây Thạnh - cho rằng, phần kiến thức ôn tập thi THPT quốc gia nên đi trọng tâm vào học kỳ I do đây là kiến thức HS đã được học, được ôn nhuần nhuyễn. Còn với kiến thức học kỳ II, tính hiệu quả của việc dạy trực tuyến, học qua truyền hình sẽ không đảm bảo được vì sẽ có nhiều HS không thể tương tác.

Riêng ở bộ môn ngữ văn, ngoài việc giảm tải bớt kiến thức học kỳ II, cô Phúc nhìn nhận, nên đi vào ôn tập theo chủ đề, tinh giản theo hướng gom những bài có cùng nội dung lại để dạy. Điều quan trọng nhất là nên học gì thì thi đó, đề thi minh họa cần theo hướng nhẹ nhàng, vừa sức, không có yếu tố đánh đố, để HS có thể tự học được, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia.

Bài, ảnh: Nam Đnh