Thứ ba, 25/2/2020, 19h43

Tôn vinh người thầy thuốc trong phim Việt

Không ch đp ngoài đi, hình nh ngưi thy thuc còn đưc tôn vinh qua nhng v kch, thưc phim vi phm cht “lương y như t mu” đã đ li nhng giá tr lâu bn cho nhiu thế h.

NSND Như Qunh vai y tá Mai trong Bài ca ra trận

Bộ phim Tiền tuyến gọi xoay quanh những mâu thuẫn lý trí của các nhân vật chính, trong đó có Vũ Khiêm (NSND Trần Phương) và Lê Huy (cố NSND Thế Anh) đều là giảng viên Trường Đại học Y khoa. Điều đáng trân trọng hơn, tác giả biên kịch của bộ phim Trần Quán Anh là một bác sĩ (BS) chiến trường. Chính sự cống hiến cao đẹp của nhiều thế hệ thầy thuốc trong cuộc kháng chiến khói lửa đã trở thành nguồn động viên thôi thúc anh chấp bút. Những nhân vật thầy thuốc ngoài đời đã đi vào trong phim rất đẹp và sau đó lại bước ra cuộc đời với sức ảnh hưởng lớn. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, có thể coi bộ phim Tiền tuyến gọi là bức tranh sống động nhất về sự hy sinh thầm lặng của người BS trên mặt trận.

Cũng lấy bối cảnh chiến trường nhưng bộ phim Bài ca ra trận lại xây dựng hình ảnh người thanh niên Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng thời đánh Mỹ: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Nam (do NSƯT Dũng Nhi đóng) là một chiến sĩ trẻ bị thương nặng trong một trận đánh được đưa về quân y viện chữa trị. Hoài bão, những hồi ức trong sáng và sự gần gũi chăm sóc của cô y tá xinh đẹp tên Mai dần dần đưa anh vượt qua cú sốc này. Bộ phim của đạo diễn NSND Trần Đắc cho khán giả thấy được cuộc sống đầy tình người và tình yêu cao đẹp giữa trạm phẫu thuật tiền phương cùng với những người thầy thuốc. Sống trong cảnh thiếu thốn đầy nguy hiểm, các y BS chiến trường cũng phải vượt qua mọi gian nan nguy hiểm. Phẩm chất người thầy thuốc được toát lên từ vẻ đẹp của nữ y tá Mai - người ngày đêm quên mình chăm sóc Nam và các thương binh khi trở về phía sau mặt trận.

Không chỉ có trách nhiệm với công việc, y tá Mai còn là thầy thuốc tận tâm hiểu tâm lý bệnh nhân và trở thành nguồn an ủi lớn lao cho người bệnh. Chiếc áo blouse trắng đã trở thành hình ảnh đẹp ở mỗi thước phim đi suốt câu chuyện tạo nhiều cảm tình cho người xem. Điều kiện bệnh viện dã chiến thiếu thốn đủ bề nhưng với tinh thần sức trẻ, các y BS đã chiến thắng tất cả để mong mang lại sức khỏe cho bộ đội, thương binh. Bài ca ra trận cũng là bài ca về hình ảnh người thầy thuốc được đào tạo dưới chế độ mới XHCN.

Đề cập đến cuộc sống của những người làm nghề sản xuất thuốc đông nam dược, phim Đường đời do NSƯT Quốc Trọng đạo diễn. Trong một lần qua biên giới để cất thuốc, Hải (Hoàng Hải đóng) bị sốt rét phải ở lại để chạy chữa. Tại đây, anh đã được ông Lý, một thầy lang giỏi chữa khỏi bệnh. Thấy anh có tư chất thông minh, thái độ cầu thị nên ông Lý dành hết tâm huyết truyền nghề cho anh. Nhờ những bài thuốc học được, Hải đã cứu sống rất nhiều người. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm với nghề thuốc trong một khoảng thời gian dài nhưng Hải không gục ngã. Qua nhân vật Hải, hình ảnh người thầy thuốc hiện lên với nhiều biến cố cuộc đời nhưng không bao giờ gục ngã để góp sức mình chữa bệnh cho mọi người.

Tạo dựng trên 2 cuốn nhật ký của BS, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, phim Đừng đốt thể hiện góc nhìn khác trọn vẹn hơn về người thầy thuốc. Tâm hồn, tình cảm trong sáng, cao đẹp của nữ BS Đặng Thùy Trâm đã tái hiện qua từng trang nhật ký, qua hồi ức của những người đồng đội và người mẹ. Đó không chỉ là hình ảnh một nữ BS dũng cảm, kiên gan đầy tinh thần trách nhiệm trong việc cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh mà còn là một người con gái Hà Nội lãng mạn tiểu tư sản khát khao yêu thương. Nói về bộ phim, đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh cho biết: “Đoàn làm phim đã làm hết sức mình trong một tâm nguyện chung: Bộ phim như một nén hương tưởng nhớ nữ BS Đặng Thùy Trâm và những ai đã hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước”. Mãi về sau hình ảnh đẹp của đội ngũ thầy thuốc “lương y như từ mẫu” hầu hết là nguyên mẫu có thật ngoài đời vẫn không thể xóa mờ trong những thước phim Việt.

Hương Thy