Thứ năm, 13/5/2021, 09h59

Top 10 công dụng bất ngờ của giấm

Giấm không chỉ là gia vị dùng để chế biến thức phẩm hoặc dùng để lau chùi một số đồ dùng mà nó còn có thể nhiều công dụng với những người yêu thích cây cảnh, chăm sóc vườn.
Giấm trắng bao gồm 5% là axit axetic, chất có thể xuyên qua màng của thực vật và khiến cho cây bị chết từ lá trở xuống. Bạn nên cho giấm vào bình xịt — không cần pha loãng — và phun lên lá của các loại cỏ dại vừa đủ để phủ lên lá của chúng nhưng vẫn không để dung dịch bị nhỏ giọt xuống phần thân cỏ. Đây là một trong những cách giúp bạn không cần phải lo cắt cỏ trong vườn. Hiện tượng ô nhiễm chéo có thể gây hại cho các cây khác, vì vậy bạn không nên phun dung dịch này vào những ngày có gió hoặc mưa và không phun nhiều lần để tránh làm hại các loại cây khác.
Các loài động vật thường ghét mùi giấm, vì vậy hãy sử dụng giấm để ngăn không cho chúng "bén mảng" đến khu vườn của bạn. Lấy một vài miếng giẻ cũ, ngâm vào giấm và đặt chúng dọc theo hàng rào xung quanh khu vườn. Mùi của giấm sẽ hoạt động như một hàng rào vô hình ngăn thỏ, hươu, nai và gấu trúc tránh xa, và thậm chí còn có thể xua đuổi rắn. Bạn sẽ cần ngâm lại giẻ lau nhiều lần vào dung dịch giấm khi trời mưa hoặc sau khi hết mùi, vì vậy, hãy đặt lời nhắc trong điện thoại hoặc biến nó thành một thói quen thường xuyên trong công việc chăm sóc vườn.
Sên và ốc sên có thể cắn phá cây cối của bạn dần dần trong thời gian dài, nhưng khi được phun giấm lên, xác ốc sên sẽ nhanh chóng bị phân huỷ. Nghe có vẻ hơi "tàn nhẫn", giống như khi còn nhỏ chúng ta hay nghịch ngợm bằng cách đổ muối vào con sên, nhưng đây là một cách hiệu quả và tôi chỉ là người mang thông tin đó đến cho bạn mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn chứng kiến con ốc sên phân huỷ, bạn có thể xua đuổi chúng và các côn trùng khác bằng giẻ tẩm giấm (như cách ở trên). Đây là một trong những cách hữu hiệu để xua đuổi côn trùng thay vì làm hại chúng.
Để hạt ngâm trong 8 đến 12 giờ, nhưng không quá 24 giờ.
Để hạt ngâm trong 8 đến 12 giờ, nhưng không quá 24 giờ.
Ngâm hạt giống trước khi trồng có thể giúp chúng nảy mầm và giấm có thể giúp ích trong trường hợp này. Khi ngâm hạt, bạn hãy cho hạt vào một cái bát hoặc thùng nhỏ và thêm nước vừa đủ ngập mà không làm ngập hạt hoàn toàn. Bạn cũng có thể sử dụng túi Ziploc trong đó đựng đủ nước để giữ ẩm cho hạt. Trước khi đậy bát hạt hoặc đóng túi Ziploc, hãy thêm một đến ba thìa canh giấm. Để hạt ngâm trong 8 đến 12 giờ, nhưng không quá 24 giờ. Tính axit trong giấm hoạt động giống như những gì xảy ra trong dạ dày của động vật, và cũng giống như cách mà hạt giống nảy mầm trong tự nhiên. Lớp vỏ cứng xung quanh hạt sẽ mềm ra và giúp cây con dễ đâm chồi.
Bạn có thể bảo quản cho các dụng cụ làm vườn của mình sạch sẽ và hoạt động tốt chỉ với giấm và nước. Việc này khá đơn giản đối với các dụng cụ còn mới — chỉ cần xịt nước lên và lau — nhưng đối với các dụng cụ có một chút rỉ sét, hãy ngâm chúng qua đêm trong dung dịch nửa nước nửa giấm. Vào buổi sáng, hãy chà sạch vết gỉ bằng miếng rửa bát bằng thép và rửa bằng nước xà phòng. Các vết rỉ sét sẽ biến mất và các dụng cụ của bạn sẽ trông gần như mới hơn rất nhiều.
Đã từng có bài viết gợi ý sử dụng nước súc miệng để giúp hoa tươi lâu hơn, nhưng giấm có thể hoạt động như một loại thức ăn cho hoa trong vườn của bạn. Đối với mỗi gallon nước (khoảng 3,8 lít) trong bình tưới của bạn, hãy thêm một cốc giấm và tưới hoa của bạn như bình thường. Loại phân bón tự nhiên này có tác dụng tuyệt vời đối với các loại hoa có tính axit như hoa cẩm tú cầu, đỗ quyên, cây dành dành, holly, v.v…
Giấm có thể giúp bạn kiểm tra độ kiềm của đất. Đầu tiên, hãy lấy một mẫu đất từ khu vườn của bạn và đặt nó vào một thùng chứa cỡ vừa. Tuy nhiên, hãy nhớ lấy đất từ các khu vực khác nhau của khu vườn vì chúng thường có tính chất khác nhau. Sau đó, thêm nửa cốc nước và nửa cốc giấm vào đất. Chỗ nào càng có nhiều tiếng xì (xèo) phát ra, độ cân bằng pH trong đất của bạn ở chỗ đó càng cao, nhờ đó bạn có thể chọn những loại cây phù hợp, có thể phát triển mạnh ở đó. Bạn có thể làm thử nghiệm tương tự với baking soda và nước để kiểm tra độ chua của đất. Tất nhiên, cả hai cách đều không có độ chính xác cao lắm, nhưng chúng rẻ hơn và nhanh hơn là mua một bộ dụng cụ thử nghiệm hoặc gửi đất của bạn đến phòng thí nghiệm.
Giấm có thể dùng như một chất chống nấm cho cây.
Giấm có thể dùng như một chất chống nấm cho cây.
Giấm có thể dùng như một chất chống nấm, giúp cây của bạn không bị nấm mốc và các loại nấm khác. Chỉ cần trộn ba muỗng canh giấm táo với một gallon nước và lắc đều lên. Thêm dung dịch vào bình xịt để xịt lên các khu vực đang bị nấm. Phương pháp này cũng có thể dùng để loại bỏ nấm đen trên cây hoa hồng. Nếu bạn không thích mùi của giấm, trà hoa cúc cũng có thể chống lại nấm mốc mờ trên thực vật.
Gạch khá khó để làm sạch mà không làm mất lớp phủ của nó, nhưng giấm là một cách tự nhiên, dễ dàng để giúp làm sạch cặn vôi và vôi bám trên gạch sân vườn và các vách ngăn. Thêm một cốc giấm trắng chưng cất vào mỗi gallon nước trong xô, và nhúng bàn chải vào đó rồi chà lên gạch. Sau khi đã sạch rồi, bạn đừng quên rửa sạch canxi và vôi bám trên đó nhé.
Giấm là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho xà phòng hoặc các loại chất tẩy rửa thông thường, có thể loại bỏ giúp tinh dầu trên lông chim. Để tự chế loại chất tẩy rửa tự nhiên này, hãy trộn một phần giấm trắng chưng cất với chín phần nước cho vào chậu tắm cho chim. Chà sạch chậu tắm từ trong ra ngoài bằng dung dịch trên, rửa sạch và để chiếc chậu đó khô hoàn toàn. Sau đó, chỉ cần đổ đầy nước và xem "bồn tắm" của bạn thu hút nhiều chim hơn đến với khu vườn của bạn. Và vì chim là những thiên địch của các loại côn trùng như ốc sên và kiến, nên việc biến chiếc chậu nhà bạn trở thành nơi thu hút chúng sẽ cho bạn những "nhân viên bảo vệ" của thiên nhiên, giúp bạn chống lại các loại bọ.
NT (theo khoahoc.tv)