Thứ bảy, 4/1/2020, 20h36

TP.HCM: Đầu tư thêm đường cao tốc để giải tỏa ùn tắc

B GTVT va công b các d án giao thông trng đim trong năm 2020, trong đó có mt s d án liên quan đến TP.HCM. Nhm góp phn thúc đy s phát trin cho giao thông trên đa bàn, ngành giao thông TP.HCM cũng đã kiến ngh Chính ph, B GTVT sm nghiên cu, đu tư thêm tuyến cao tc mi theo quy hoch đ phc v vn ti đưng b.

TP.HCM đ xut m rng cao tc TP.HCM - Long Thành - Du Giây nhm kéo gim ùn tc vào cui tun hoc l tết

D kiến khi công 18 d án giao thông trng đim

Theo công bố của Bộ GTVT, trong năm 2020 dự kiến sẽ khởi công 18 dự án giao thông trọng điểm ở nhiều tỉnh thành trong toàn quốc. Trong đó, có 8 dự án khởi công xây dựng đường cao tốc, gồm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (chiều dài 99km, tổng vốn đầu tư 14.360 tỷ đồng); cao tốc Bắc Nam, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (dài 12km, 13.687 tỷ đồng); cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (49,3km, 13.338 tỷ đồng); cao tốc Bắc Nam, đoạn Mai Sơn - QL 45 (63km, 12.918 tỷ đồng); cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu (43km, 8.381 tỷ đồng); cao tốc Bắc Nam, đoạn QL45 - Nghi Sơn (43km, 6.333 tỷ đồng); cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (29km, 5.058 tỷ đồng); cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (23,5km, 4.758 tỷ đồng). Bên cạnh những dự án đường cao tốc, Bộ GTVT còn công bố thêm 10 dự án nâng cấp, cải tạo các công trình, hạng mục giao thông cầu và đường ở nhiều tỉnh thành.

Trong các dự án này, có một số dự án liên quan đến TP.HCM như dự án cải tạo, nâng cấp cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM (169km, 1.949 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM (1.849 tỷ đồng); Gia cố hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM (1.799 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM (1.399 tỷ đồng). Ngoài ra, còn có một số dự án khác như tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ (thuộc dự án phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc bộ); hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, khu đầu mối Hà Nội giai đoạn 2; cải tạo, nâng cấp các tuyến đoạn xung yếu QL 24 và QL 25. Và dự án cuối cùng là đầu tư xây dựng cầu Bến Nước, cầu Suối Cóc và đường dẫn hai đầu cầu thuộc đường Hồ Chí Minh qua Tuyên Quang.

Đ xut thêm cao tc đ gii ta ùn tc

Tại cuộc họp trực tuyến tổng kết của Bộ GTVT năm 2019, lãnh đạo ngành giao thông TP.HCM đã đề xuất Chính phủ, Bộ GTVT cùng các bộ ngành liên quan sớm nghiên cứu xây dựng các tuyến cao tốc (phục vụ giao thông đường bộ) trên địa bàn TP theo quy hoạch. Cụ thể, các tuyến cao tốc được đề xuất gồm tuyến cao tốc kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với Sân bay Long Thành; cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Đề xuất trên của TP là động thái cấp thiết trong bối cảnh 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang trong tình trạng quá tải. Trước tiên là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, được đưa vào sử dụng từ năm 2015 nhằm góp phần giảm áp lực giao thông trên QL 1, QL 51 và rút ngắn thời gian đến các khu công nghiệp, du lịch, giải trí, cụm cảng, sân bay tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiêm, chỉ sau 3 năm đi vào vận hành, tình trạng ùn tắc thường xuyên tái diễn do quá tải phương tiện lưu thông, nhất là thời điểm cuối tuần hoặc lễ tết.

Theo thống kê của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm đầu đi vào hoạt động đã phục vụ gần 10 triệu lượt phương tiện, đến nay đã tăng lên 50% với gần 15 triệu lượt/năm. Do lượng phương tiện lưu thông quá tải nên ùn tắc thường xảy ra vào lúc 16-19 giờ. Trong đó có nhiều vụ ùn tắc nghiêm trọng, thậm chí có trường hợp kẹt xe kéo dài 7km khiến các phương tiện phải vật vã trong gần 10 giờ. Tương tự, cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ cũng đang trong tình trạng quá tải.

Theo ông Trần Quang Lâm (Giám đốc Sở GTVT TP.HCM), trước tình trạng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang trong tình trạng quá tải, TP đã đề nghị Bộ GTVT sớm có kế hoạch ưu tiên đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ ngành liên quan xem xét nghiên cứu đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và tuyến cao tốc kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất với Sân bay Long Thành. Bên cạnh đề xuất làm thêm đường cao tốc trọng điểm, trong năm 2020 ngành giao thông TP sẽ tiếp tục hoàn thành một số dự án giao thông trọng điểm gồm hầm chui An Sương (hướng QL 1 và QL 22), đường Vành đai 3 và 4, cầu Thủ Thiêm 2, cải tạo mặt đường Tỉnh lộ 10B, hoàn thành một số hạng mục tại nút giao Bến xe Miền Đông.

Đinh Đàm