Thứ ba, 1/9/2020, 19h44

TP.HCM: Đề nghị chi thêm tiền trợ giá xe buýt

Không có mc tr giá phù hp vi thc tế, xe buýt s không đ điu kin đ hot đng. Nếu doanh nghip (DN) vn ti hành khách công cng tăng giá đ bù chi thì ngưi dân s quay lưng vi xe buýt.


TP.HCM đang đ ngh chi thêm tin tr giá xe buýt (Trong nh: Xe buýt đưa đón hc sinh Trưng THPT Cn Thnh, huyn Cn Gi, TP.HCM)

Đó là khẳng định của các DN vận tải hành khách công cộng trước tình hình khó khăn do khối lượng hành khách giảm mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là từ sau dịch Covid-19, nhiều DN phải hoạt động cầm chừng.

Hành khách gim, tr giá cũng gim

Theo đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, trong nhiều năm qua, trung bình trợ giá xe buýt của TP là 1.000 tỷ đồng/ năm. Từ năm 2018 là 1.123 tỷ đồng; năm 2019 là 1.247 tỷ đồng và năm 2020 là 1.311 tỷ đồng. Mức trợ giá này có tăng theo từng năm nhưng không đủ kinh phí để xe buýt hoạt động do lượng hành khách giảm mạnh, đặc biệt là khi dịch Covid-19 bùng phát.

Ông Nguyễn Văn Lèo - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải TP.HCM cho biết, lượng hành khách đã giảm hơn 1/2 so với năm 2019 và tình hình này có thể giảm sâu hơn so với các năm trước. Mức trợ giá những năm gần đây không đủ để hoạt động. Những năm trước, hầu như tuyến nào cũng khai thác tối đa sức chứa của xe (45 hành khách/ chuyến) nhưng hiện nay, mỗi chuyến có hơn 2/3 con số này đã là mừng. Khối lượng vận chuyển bình quân giảm mạnh khiến nhiều DN vận tải xe buýt lao đao.

Cũng theo ông Lèo, hành khách chủ yếu của xe buýt là học sinh, sinh viên, người lao động…, vì vậy cần phải duy trì trợ giá và mức trợ giá phải phù hợp với thực tế. Đã là phương tiện vận tải hành khách công cộng thì giá cước phải thấp hơn nhiều so với các loại phương tiện khác. Nếu không có mức trợ giá hợp lý thì DN vận tải phải đội giá cước, đội cao quá thì người dân sẽ quay lưng với xe buýt.

PGS.TS Phạm Xuân Mai - nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông (ĐH Bách khoa TP.HCM) kiến nghị, số tiền trợ giá phải tính theo số lượng hành khách thực tế. Theo đó, số lượng vận chuyển lớn thì hưởng mức trợ giá cao hơn. Ở các nước cũng có trợ giá xe buýt nhưng đều đánh giá tiêu chí suất trợ giá/ hành khách vận chuyển. Với cách tính này, sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí khi phải trợ giá cho DN không vận chuyển được hành khách và mở rộng cửa đón DN tư nhân vào tham gia vận tải hành khách công cộng.

D kiến trong năm nay s đu thu khong 40 tuyến xe buýt, chính sách v giá cũng linh hot hơn đ qun lý tt và hiu qu. Thi gian qua s này cũng đã rà soát, sp xếp li h thng xe buýt, c th là điu chnh, gim mt s tuyến chưa hiu qu hoc không còn phù hp.

Trước đó, Sở GTVT TP cũng đã nhiều lần họp với đại diện các DN, HTX xe buýt để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của phương tiện này. Tại đây, các DN đều “kêu” khó do không có kinh phí để duy trì hoạt động, nợ tiền vay ngân hàng để mua sắm phương tiện, nợ tiền nhiên liệu, tiền lương tài xế và nhân viên…

Cn xây dng phương án tr giá

Phó Giám đốc Sở GTVT TP Võ Khánh Hưng đề xuất TP cần nghiên cứu, xây dựng lại phương án trợ giá cho xe buýt, tránh tình trạng mỗi năm mỗi tính trợ giá do không còn phù hợp. Theo ông Hưng, cuối năm 2019, lượng hành khách chỉ đạt 29,7% hành khách/chuyến, doanh thu khoán cho đơn vị còn nhiều bất cập, đây cũng là nguyên nhân hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa phát huy hết vai trò của mình. Thêm nữa, hiện nay xe cá nhân, xe công nghệ tăng mạnh nên hành khách đi xe buýt giảm, trong khi chi phí cho một chuyến xe không đổi nên DN vận tải gặp khó.

Trước khó khăn của các DN vận tải hành khách công cộng, mới đây Sở GTVT TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP phê duyệt giá, trợ giá đặt hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Sở này cho biết, dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 ban đầu, được Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP là 1.150 tỷ đồng, trong đó bao gồm 156 tỷ đồng dự phòng.

Dự toán trợ giá ban đầu là vậy nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hành khách đi lại giảm mạnh. Trên cơ sở tác động này, Sở GTVT đã thẩm định, rà soát nhu cầu thực tế thì tổng dự toán trong năm lên khoảng 1.278 tỷ đồng, sở trình UBND TP xem xét, phê duyệt giá, mức trợ giá đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đưa rước HS-SV trong năm tăng thêm 128 tỷ đồng.

Theo Sở GTVT, trong 128 tỷ đồng này có 51 tỷ đồng dự phòng phát sinh khối lượng, nhiên liệu và điều động phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị; 54,4 tỷ đồng chênh lệch chi phí do thay đổi mức lương, còn lại 22,5 tỷ đồng hỗ trợ các DN vận tải bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Được biết, kiến nghị của Sở GTVT đã được UBND TP giao Sở Tài chính thẩm định, tham mưu và đề xuất UBND trước ngày 10-9 tới.

M.Tuyết - A.Trn