Thứ ba, 20/10/2020, 19h39

TP.HCM: Gắn mã QR code trên bảng tên đường

Khi dùng chiếc đin thoi thông minh quét mã trên nhng bng tên có gn mã QR code, ngưi dân s nhn đưc thông tin v tuyến đưng mà mình mun tìm hiu như: v trí, lch s, tiu s hoc tiu dn… Đây là ln đu tiên TP.HCM trin khai thí đim mô hình này nhm h tr ngưi dân và khách du lch.


Mã QR code đưc gn trên bng tên đưng Lý T Trng và Đng Khi

Quét mã QR code cp nht thông tin

Những QR code đang gắn tại một số bảng tên đường trên địa bàn Q.1 được Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM gắn từ ngày 13 đến 15-10. Sáu trục giao lộ có mã QR code gồm: Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn - Pasteur, Lý Tự Trọng - Pasteur, Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, Nguyễn Du - Đồng Khởi và Lê Duẩn - Công xã Paris. Thông tin về tiểu sử tên đường do Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cung cấp cho Sở Giao thông Vận tải TP cập nhật vào phần mềm quản lý, duy tu đường bộ. Mã QR được làm bằng vật liệu giấy phản quang nên rất bền, nếu không bị vật lạ che khuất thì sẽ rất nhạy, xuất thông tin gần như ngay lập tức sau khi nhận dạng. Người dân dùng điện thoại thông minh quét mã và sẽ nhận được thông tin về vị trí, lịch sử, tiểu sử hoặc tiểu dẫn về tuyến đường mà mình đã quét mã QR code.

Chẳng hạn, khi quét mã QR code tại bảng tên đường Đồng Khởi, trên điện thoại sẽ hiện ra file ảnh thông tin: Từ đường Tôn Đức Thắng (Cường Để cũ) đến đường Nguyễn Du, dài khoảng 907m, lộ giới 20m. Vị trí: đường này nằm trên địa bàn phường Bến Nghé (Q.1), khởi đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Nguyễn Du qua ngã tư Ngô Đức Kế, ngã ba Hồ Huấn Nghiệp, ngã tư Mạc Thị Bưởi… đến Công trường Công xã Paris. Đường này cấm các loại xe 3 bánh, lưu thông một chiều. Lịch sử: Đây là một trong các đường xưa nhất của đô thành Sài Gòn cũ, thời Pháp mới chiếm đường mang tên số 16. Từ ngày 1-2-1897 cắt đoạn từ Quảng trường Công xã Paris đến Quảng trường Quốc tế thành 1 đường riêng đặt tên là đường Blancsubé, rồi Catinat. Sau hiệp định Genève chính quyền Sài Gòn đổi đường Catinat thành đường Tự Do. Sau ngày 30-4-1975 chính quyền Quân quản Sài Gòn - Gia Định (14-8-1975) đổi tên là đường Đồng Khởi cho tới ngày nay. Tiểu dẫn: Đồng Khởi là một phong trào nổi dậy của nhân dân tỉnh Bến Tre. Theo hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chấm dứt chiến tranh Việt Pháp (1946-1954). Sau 2 năm, hai miền Nam Bắc Việt Nam sẽ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam không thi hành hiệp định đình chiến, lại đàn áp những người kháng chiến cũ không tập kết ra Bắc. Trước sự thật đó một số cán bộ ở Mỏ Cày tỉnh Bến Tre đã nổi dậy ngày 17-1-1960 chống Ngô Đình Diệm và chính quyền địa phương mở màn cho phong trào Đồng Khởi diễn ra ở một số lớn tỉnh ở miền Nam tạo tiền đề cho việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ phong trào Đồng Khởi đó dẫn tới cuộc chiến tranh anh dũng của nhân dân miền Nam đưa chiến thắng ngày 30-4-1975 thống nhất đất nước.

Đưc và chưa đưc

Theo S Giao thông Vn ti TP.HCM, mô hình này ch thí đim ti mt s v trí trên đa bàn Q.1. Trên cơ s đó, s s ghi nhn góp ý ca các cơ quan, đơn v và ngưi dân đ tiếp tc hoàn thin trưc khi lp đt đi trà.

Đứng chờ đi qua đường tại giao lộ Lý Tự Trọng - Pasteur, anh Nguyễn Ngọc Lâm (35 tuổi) - cho biết đây là lần đầu tiên anh thấy mã QR code được gắn trên bảng tên đường. “Đây là cách làm hay giúp người dân và cả những du khách phương xa có thể tự tra cứu thông tin để nắm rõ hơn về vị trí, nguồn gốc tên đường... Đặc biệt là giúp các bạn trẻ còn có thể vận dụng vào việc học lịch sử địa phương…”, anh Lâm chia sẻ.

Theo quan sát, các mã QR code có kích thước 8x8cm dán góc trên cùng bên trái của bảng tên đường, cách mặt đất hơn 2m. Chính vì vậy, một số bạn trẻ hoặc những người có chiều cao khiêm tốn khá khó khăn trong quá trình quét mã. “Do quét ở khoảng cách hơi xa nên em phải nhón chân và khi nhận kết quả cũng khá chậm, mất mấy giây. Việc đưa điện thoại ra xa như vậy là rất bất tiện, có thể tiềm ẩn nguy cơ bị cướp điện thoại. Nếu mã QR code này có kích thước lớn, đồng thời được hạ gần mặt đất thì sẽ hiệu quả hơn” - một nữ sinh viên góp ý.

Trước mắt, khi quét mã QR code trên một số bảng tên đường người dân chỉ đọc được thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Trong khi đó hằng năm lượng khách du lịch đến TP.HCM rất đa dạng, họ đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trước thực tế đó nhiều người dân cho rằng nếu có thể thêm ngôn ngữ tiếng Anh và một số ngôn ngữ phổ biến khác thì du khách nào cũng có thể tìm hiểu thông tin về các tuyến đường có gắn mã QR code.

Bài, ảnh: H Trinh