Thứ tư, 7/4/2021, 16h29

TP.HCM: Nên thí điểm các cơ chế để phát triển AI

Trong điu kin nưc ta còn nhiu hn chế v phát trin trí tu nhân to (AI), các chuyên gia nhn đnh TP.HCM có th nghiên cu thí đim cơ chế đt hàng, mua sm công; thc hin theo cơ chế dch v đ kêu gi doanh nghip tham gia phát trin AI. Gii pháp này có th giúp TP.HCM trin khai hiu qu Chiến lưc quc gia v nghiên cu, phát trin và ng dng AI vi tm nhìn t nay đến 2030, TP.HCM s đưa AI tr thành mt trong nhng công ngh ct lõi trong xây dng đô th sáng to, TP thông minh, thúc đy phát trin kinh tế s nhanh, bn vng.


Đoàn công tác ca lãnh đo TP.HCM thăm và làm vic ti Công viên phn mm Quang Trung. Ảnh: M.Ngọc

Cn có tham vng đào to nhân lc AI

Xung quanh các câu hỏi đặt ra như nguồn lực nào để triển khai AI; triển khai AI bằng cách thức nào? Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, khi triển khai AI đòi hỏi phải có định hướng lớn về mục tiêu nhưng cách làm phải cụ thể và dựa trên nhu cầu thực tế, tránh cao siêu. Trong điều kiện Việt Nam còn nhiều hạn chế về phát triển AI, chưa có cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu AI ở đẳng cấp khu vực và quốc tế, chưa có trung tâm nghiên cứu cấp quốc gia về AI, hệ thống dữ liệu mở còn hạn chế, trung tâm tính toán hiệu năng cao hoạt động độc lập… thì TP.HCM có thể nghiên cứu thí điểm cơ chế đặt hàng, mua sắm công.

TP nên thực hiện theo cơ chế dịch vụ để kêu gọi doanh nghiệp tham gia, không nhất thiết phải chi bằng ngân sách. Đây là bài toán cấp thiết, yêu cầu tìm giải pháp từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với đó, phải xác định một số “bài toán” ứng dụng từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn; từ đó hình thành nhiệm vụ, đặt hàng nghiên cứu các nhà khoa học, doanh nghiệp tham gia giải quyết.

Mặt khác, ông Duy cho rằng, ba trụ cột thúc đẩy AI phát triển là GD-ĐT, khoa học công nghệ và thông tin truyền thông. Trong đó, ngành thông tin truyền thông phải tạo ra thị trường đầu ra cho AI, ngành GD-ĐT tập trung đào tạo lĩnh vực AI bởi hiện nay nhân lực AI trên cả nước không nhiều.

“Cách đây 2 năm, Nhật Bản sang tuyển dụng cùng lúc 12 nhân lực của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về làm AI với mức lương 6.000 USD/tháng/người. Điều này cho thấy nhân lực AI rất quan trọng. TP.HCM nên có tham vọng đào tạo nhân lực nghiên cứu chuyên sâu về AI, đặc biệt trong điều kiện Công viên phần mềm Quang Trung đang mở rộng ở TP.Thủ Đức thì TP.HCM chắc chắn có thể làm được”, ông Duy nói.

Cùng với đào tạo nhân lực, ông Duy gợi ý TP.HCM cũng nên chú trọng các chương trình đào tạo nhằm phổ cập kiến thức, năng lực, kỹ năng về phân tích, ứng dụng AI cho mọi người dân, cán bộ, công chức, lãnh đạo ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Đồng thời, quan tâm gắn kết các khu công nghệ cao, công viên phần mềm, trung tâm khởi nghiệp trong thúc đẩy phát triển AI để tránh lãng phí khi tách ra. Nên lấy Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) như một phòng thí nghiệm mở để doanh nghiệp triển khai mạng 5G, thử nghiệm các nghiên cứu.

Tp trung phát trin các sn phm AI

AI là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Các chuyên gia AI cho rằng, cần tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm AI, dịch vụ AI quan trọng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Đầu tư có trọng điểm ứng dụng AI trong một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên môi trường và dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các doanh nghiệp ứng dụng AI, doanh nghiệp khởi nghiệp về AI.

Theo PGS.TS Bùi Thu Lâm - Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng), tham gia vào quá trình thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ phải có trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược. Các bộ ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chiến lược trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật. UBND các tỉnh, thành cũng có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược. Các viện nghiên cứu, trường ĐH căn cứ vào nội dung, giải pháp chiến lược để xây dựng các nội dung triển khai, đề xuất giải pháp với các bộ ngành địa phương… Theo đó, vốn thực hiện gồm ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Qua quá trình nghiên cứu AI, PGS.TS Lâm chỉ ra rằng, hiện có khoảng 50 quốc gia có chính sách về AI, trong đó có 35 quốc gia xây dựng chiến lược AI, dẫn đầu là Mỹ, Trung Quốc. Mỗi chiến lược quốc gia tập trung vào một số khía cạnh khác nhau, nhưng 9 điểm chung của các chiến lược là: Hạ tầng dữ liệu và hạ tầng số; nghiên cứu khoa học; phát triển tài năng; đào tạo nhân lực; AI trong Chính phủ số; đầu tư và công nghiệp hóa công nghệ AI; vấn đề đạo đức và pháp lý; vấn đề phúc lợi xã hội; vấn đề chính sách.

Mc đ sn sàng v AI ca Vit Nam đng th 70/194 quc gia trên thế gii vào năm 2019 và năm 2020 đng th 76/172. Nhưng trong khi ASEAN thì Vit Nam đng th 5/10 v AI.

Và thc tế, doanh nghip Vit Nam còn xa đ có mt trong các nưc có AI tt. Hin ch có mt s tp đoàn ln như FPT, Viettel, CMC bưc đu xây dng AI…

Công nghiệp AI bắt đầu xuất hiện trong các chính sách ở cấp cao nhất, chưa có chiến lược, chính sách riêng liên quan đến AI. Mức độ sẵn sàng về AI của Việt Nam đứng thứ 70/194 quốc gia trên thế giới vào năm 2019 và năm 2020 đứng thứ 76/172. Nhưng trong khối ASEAN thì Việt Nam đứng thứ 5/10 về AI.

Và thực tế, doanh nghiệp Việt Nam còn xa để có mặt trong các nước có AI tốt. Hiện chỉ có một số tập đoàn lớn như FPT, Viettel, CMC bước đầu xây dựng AI như: FPT.AI, Viettel AI Platform, CMC Auto BOT… Nền tảng mở cho AI như dữ liệu, phần mềm, ứng dụng mang đặc thù Việt Nam hầu như chưa có.

Tại TP.HCM, thực hiện chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI với tầm nhìn từ nay đến 2030, ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM - thông tin, TP sẽ từng bước thực hiện nhiều đề án, chương trình, giải pháp để thực hiện chiến lược quốc gia. TP chú trọng xây dựng hạ tầng số, hạ tầng tính toán hiệu năng cao, hạ tầng dữ liệu, đến đào tạo nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách về AI, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp AI…

Minh Ngc