Thứ bảy, 22/2/2020, 21h48

TP.HCM: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản

Xung đt gia các lut, rà soát pháp lý, công chc thi hành lut… là nhng nguyên nhân dn đến vic các d án bt đng sn (BĐS) b ách tc, đình tr khiến doanh nghip (DN) gp khó.

Ch tch UBND TP Nguyn Thành Phong phát biu ti hi ngh

Thực trạng này được nêu ra tại Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP với DN kinh doanh BĐS, do UBND TP.HCM tổ chức ngày 22-2.

Nhiu khó khăn, bt cp

Công ty Đại Phúc chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Vạn Phúc rộng 198 hécta tại P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức; theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án, có khu đất dành cho các công trình GD và y tế.

Trước đây, theo Luật Đất đai 2003, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư trên lĩnh vực GD, y tế, chủ đầu tư dự án nếu có nhu cầu xin được đầu tư các công trình GD, y tế trong phạm vi dự án thì được Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi thực hiện các dự án này, chủ đầu tư phải thuê lại đất của Nhà nước. Nhưng hiện nay tất cả hồ sơ xin đầu tư trong trường hợp này đều bị dừng lại, chưa được giải quyết.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, Công ty Đại Phúc kiến nghị UBND TP, Chính phủ xem xét cho phép các chủ đầu tư dự án được thực hiện đầu tư xây dựng các công trình GD, y tế trong phạm vi dự án.

Hay trường hợp dự án nhà ở xã hội cho thuê Lê Thành An Lạc tại P.An Lạc, Q.Bình Tân của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành với quy mô 930 căn hộ trên khu đất diện tích 19.990,9m2.

Dự án đã bàn giao xong 3 khối B, D, E. Khối nhà C còn lại đang hoàn thiện và dự kiến bàn giao vào tháng 6-2020. Tuy nhiên, dự án đang gặp nhiều khó khăn về quyết định miễn tiền sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất, vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo đơn vị này, dự án được chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2014 và được cấp phép, khởi công xây dựng công trình từ năm 2017. Do chưa được UBND TP ban hành quyết định miễn tiền sử dụng đất nên 19 căn nhà phố của dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng. Một trong những hậu quả của các vướng mắc là không duyệt được giá bán. Qua đó, đơn vị này kiến nghị UBND TP sớm xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án.

Cam kết to điu kin cho các doanh nghip

TP.HCM hiện có khoảng 415.000 DN, trong đó có gần 15.000 DN kinh doanh BĐS. Xét trong cơ cấu DN, TP có gần 9.000 DN lớn, trong đó có hơn 30% DN kinh doanh BĐS. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số DN nhưng DN lớn chiếm 70% tổng số vốn đăng ký và đóng góp hơn 80% đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Theo Hiệp hội BĐS TP, mặc dù có vị thế quan trọng trong các thành phần kinh tế của TP, nhưng lĩnh vực này còn nhiều khó khăn và ngày càng khắc nghiệt. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2019 chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GRDP và hiện nay tỷ trọng đóng góp GRDP cũng thuộc hạng thấp nhất trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu.

Năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án so với cùng kỳ; 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 64 dự án; trong đó, chỉ có 7 dự án được chấp thuận đầu tư mới. Ngoài ra, chỉ có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn, giảm 30 dự án.

Nguyên nhân do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành cùng với đó nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, dẫn đến việc đùn đẩy giải quyết của các cơ quan quản lý Nhà nước, chưa đảm bảo một quy trình liên thông, đồng bộ.

Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận, bức xúc DN BĐS nêu ra đặt vấn đề trách nhiệm đối với các sở, ngành, UBND TP trong quá trình đồng hành cùng DN. Việc lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc của các DN BĐS cũng là một nhiệm vụ trong quá trình tạo điều kiện kinh doanh cho các DN.

Liên quan đến những vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Trung ương, ông Phong đề nghị Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đăng ký với Văn phòng Chính phủ để xin hướng giải quyết. Vướng mắc thuộc quy trình thủ tục UBND TP, trước hết đơn vị phụ trách từng lĩnh vực phải chịu trách nhiệm, tránh để xảy ra trường hợp giống Công ty Lê Thành.

“Các sở, ngành phải xem lại hành động từng đơn vị. Phục vụ DN, nói được phải làm được. Đẩy nhanh việc giải quyết khó khăn mà các dự án đang gặp phải trên cơ sở đúng quy định của pháp luật. Việc kéo dài dự án không chỉ ảnh hưởng tiến trình phát triển TP, kinh doanh của DN mà còn ảnh hưởng uy tín cơ quan chức năng”, ông Phong cho biết.

Ông Phong cũng cho rằng, trước những xung đột giữa các luật đầu tư, xây dựng, nhà ở… nếu tách bạch từng đơn vị giải quyết thì không ai dám làm, vì nếu làm sẽ bị sai. Do đó các sở, ngành phải cùng hợp tác xử lý, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, tạo môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ thị trường BĐS của TP.

“TP.HCM cam kết sẽ làm hết sức mình để bảo đảm môi trường chính trị - xã hội ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các DN BĐS làm ăn lâu dài tại TP.HCM. Trong quý I/2020, TP dự kiến sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho các DN có số vốn ký trên 100 tỷ đồng để góp phần tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho DN trên địa bàn, đặc biệt là DN BĐS”, ông Phong nói.

Bài, ảnh: Nguyn Trinh