Thứ sáu, 19/3/2021, 10h36

Trắng - đen - hư - thực một màu

Tranh thy mc là hi ha dùng màu nưc đ v, đã ra đi Trung Quc cách đây hàng nghìn năm. Nó mang đm sc thái văn hóa phương Đông và to thành mt phong cách đc đáo trong hi ha thế gii.


Tranh thy mc v non nưc hu tình

Thy mc ha pháp

Trải qua nhiều triều đại, tranh thủy mặc Trung Quốc đã được kế thừa, phát triển liên tục và không ngừng hoàn thiện, nâng cao, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có giá trị nghệ thuật sâu sắc và trở thành quốc họa trong nền nghệ thuật Trung Quốc. Đặc biệt, dưới thời nhà Đường (618-907), được coi là đỉnh cao trong lịch sử phát triển văn hóa Trung Quốc, thì hội họa Trung Quốc cũng được nhiều thành tựu mới mẻ. Trước hết là ở phạm vi đề tài được mở rộng. Ngoài các đề tài liên quan đến tôn giáo, nhân vật... như trước đây, thì các cảnh núi non, sông suối (sơn thủy) hay chim hoa (hoa điểu), những khung cảnh thiên nhiên khoáng đãng, tràn đầy sức sống đã trở thành mảng đề tài chính và độc lập. Lại có những họa sĩ chuyên vẽ một con vật nhất định và sáng tạo được những tác phẩm đẹp, như những bức tranh ngựa của Tào Bá, Hàn Cán, Vi Yển; những bức hoa điểu của An Trọng Dương, Biên Loan; vẽ trâu bò thì có Đái Tung, Đái Dịch… rất gần gũi với cuộc sống đời thường.

Một trong những đặc điểm nổi bật và tạo tiền đề cho các thế hệ sau của tranh thủy mặc Trung Quốc thời kỳ này là sự kết hợp khắng khít giữa hội họa và thi ca. “Trong thơ có họa, trong họa có thơ”, đó là một nhận định được thừa nhận rộng rãi và người thể hiện điều này một cách hoàn mỹ là Vương Duy. Vương Duy (701-761) đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi và trải qua nhiều chức quan, ông là nhà thơ lớn của đời Đường với sở trường là thơ sơn thủy (thơ tả cảnh núi non, sông nước, danh lam thắng cảnh). Ông còn được xem là một trong các họa gia đầu tiên để thực thi và phát triển lối vẽ thủy mặc không dùng các màu, chỉ dùng bút lông thấm mực nho, quệt, phẩy… lên giấy trắng, lụa trắng, chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ trống trơn (không bạch) để khắc họa các hình tượng. Từ thời Nguyên trở về sau, tranh “tả ý” chiếm địa vị quan trọng, các họa sĩ bắt đầu kết hợp được bốn yếu tố thi - thư - họa - ấn. Thời Minh và cận đại, tranh thủy mặc tiếp tục phát triển với nhiều danh họa và các trường phái khác nhau.


Tranh thy mc v nga

Hamvas Bela, nhà triết hc hin đi ln ca Hungary chia s thêm: “Ngưi ha sĩ hin đi ln là k nhn ra không phi mt cái gì hình thc hóa to nn ra hư vô, mà là hư vô to nn hình thc hóa ra mt cái gì. Là ngưi hiu, màu trng, s trng rng, khong không và ch th nh nht không có  bên ngoài, mà  bên trong, không phi cái l thiên mà là tính cht huyn thut, không phi khách th mà là ch th. Tôi cho rng, hoàn cnh đ ngưi ha sĩ sáng tác ra, phi chín mui”. Thế mi thy, ch có hi ha mi có kh năng dùng cái hu hn nh bé ca mình đ vươn ti cái vô hn ca vũ tr.

Nhìn chung tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc chia thành ba đề tài chính: sơn thủy, hoa điểu và nhân vật. Về hình thức thể hiện cũng chia thành ba phái: phái tả chân (công bút), phái tả ý (ý bút), và phái kết hợp hai phái trên. Theo đó, công bút là lối vẽ có từ xưa, nó đòi hỏi phải tỉ mỉ, công phu, kết hợp chặt chẽ, có đường viền nghiêm ngặt... làm sao càng giống thực tế thì càng tốt. Còn ý bút là lối vẽ nhằm diễn đạt tư tưởng, không phải để truyền thần sự vật. Mọi vật được vẽ theo cái thấy bằng tâm tư của họa gia, thể hiện chính tâm hồn của tác giả. Do đó, nét vẽ một cách tự do, phóng khoáng, mô tả sự vật bằng đường nét táo bạo, ngẫu hứng, ít bút mực, nhưng vẫn lột tả được cái thần của sự vật, tạo nên tính khái quát cao độ.

Trng - đen mt màu hư - thc

Chỉ bằng một vài đường nét thô sơ, người họa sĩ có thể ôm trọn cả bầu trời bao la, và chỉ với một cây bút vẽ mong manh, mà cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông có thể được tái hiện một cách sinh động, đạt đến giai đoạn quên đi bản ngã để hòa vào sáng tác, giống sự tu tập trong thiền định, họa sĩ được đồng nhất chủ thể với đối tượng, tâm thức và thể xác kết lại thành một khối. Người nghệ sĩ sống trọn vẹn với kinh nghiệm đó, và sáng tạo được với những sảng khoái của kinh nghiệm xuất thần khi họ “sáng tác nghệ thuật”. Điều đặc biệt là, trong tác phẩm của mặc họa luôn khước từ sự ồn ào của màu sắc, nó thường được kết hợp giữa màu đen nhánh của mực xạ tương phản tột cùng với một màu nền duy nhất đó là “vùng trắng” mênh mông. Những họa phẩm tưởng chừng như đơn giản trong ý tưởng nhưng lại rất sâu lắng ở nội tâm. Chúng ta có thể nhìn thấy, cảm nhận phảng phất một làn gió nhẹ vờn qua cành trúc, một áng mây mờ lãng đãng giữa chiều thu, một cuộc sống ẩn dật thanh đạm của nhà hiền triết, nhỏ bé, yên lặng trước núi non hùng vĩ của tạo hóa, hiện hữu một tâm hồn sâu kín hòa nhập với cuộc sống vĩnh hằng...

Tất cả chỉ bằng đường nét giản lược, từng nét, từng chấm, từng mảng màu đậm nhạt của đen - trắng. Những sắc độ đậm nhạt tượng trưng cho từng mức độ hóa giải, và tất cả những đen trắng đậm nhạt ấy trong từng nét bút đã thể hiện một sự vật nào đó tưởng chừng vô nghĩa như gốc cây, cục đá, cành hoa, con chim trên cành, ngọn lau trĩu tuyết... nhưng lại chuyển tải được sự sống mà không cần giảng giải. Do đó, chính sự hài hòa giữa những “vùng trắng” (khoảng không) và “vùng đen” (màu mực) ở trong mặc họa đã tạo nên một ý nghĩa có tính chất triết lý tiềm ẩn. Hamvas Bela, nhà triết học hiện đại lớn của Hungary, đã có cái nhìn thông tuệ khi ông cảm nhận về mặc họa: “…Màu trắng của giấy (khoảng không) không phải là môi trường, là không gian thụ động, là sự tình cờ. Không, và Không. Đúng hơn, nó tạo ra màu đen (đường nét của mực và mảng tối), giống như màu đen tạo ra màu trắng. Quyền lực tạo ra hình thức là màu trắng. Vũ trụ, hư vô. Cái phi xác định… Cùng lúc tôi cũng chợt hiểu, mặc dù màu trắng ở “bên ngoài” là môi trường là “không gian”, thế nhưng nó lại là chính cái bên trong, chính là nội dung, là nhân vật và là thời gian. Tất cả những điều này bởi vì, tôi đã không nhìn từ màu đen có thể “sờ” bằng cảm giác đến màu trắng, mà tôi nhìn từ màu trắng phi xác định sang màu đen. Chủ thể là vị trí mà từ đó thực tại có thể nhìn thấy được”.

ThS. Nguyn Hiếu Tín