Thứ ba, 8/12/2020, 19h36

Tránh chọn nghề theo… đám đông

Mi ngưi có năng lc, s trưng khác nhau. Đ phát huy hết kh năng phi chn đúng ngành, đúng trưng, đúng bc hc. Chúng ta không nên la chn theo đám đông hoc bn bè, như vy s d rơi vào tình trng chán nn hoc tht bi.


Chuyên gia tư vn đang tr li câu hi ca hc sinh

Đây là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 13 năm học 2020-2021 diễn ra tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6) mới đây. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Hc ĐH khác ph thông

Tại chương trình tư vấn, các chuyên gia đã gửi đến học sinh nhiều thông tin quan trọng, bổ ích giúp các em trang bị cho mình hành trang vững chắc để bước vào môi trường học tập mới. Cụ thể, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) đã lưu ý với học sinh rằng môi trường ĐH không giống như ở bậc phổ thông. Theo đó, thầy cô chỉ là những người đồng hành, gợi mở, hướng dẫn, giúp sinh viên phát huy năng lực. Vì lẽ đó nên nhiều em dù học rất tốt ở bậc phổ thông nhưng khi học ĐH lại có kết quả học tập không như mong muốn. Để không bị lỡ nhịp, sinh viên phải tự học tập, nghiên cứu và tìm cho mình một phương pháp học tập khoa học, phù hợp. “Cũng là ngành đó nhưng một số sinh viên đã tìm được việc làm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong khi đó một số khác phải vất vả tìm việc nhưng không ai nhận. Điều này phụ thuộc vào chính bản thân các em chứ không phải do ngành học. Những em tìm được việc làm là do các em chọn đúng ngành, đúng trường, đúng bậc học nên trong quá trình học tập, các em thấy rất hưng phấn và không ngừng nỗ lực để bù đắp những thiếu sót. Kết quả là các em gặt hái được thành công. Còn nếu các em không cố gắng, không tự quyết định cuộc đời của mình thì chắc chắn sẽ thất bại”, TS. Hạ phân tích.


Hc sinh Trưng THPT Mc Đĩnh Chi nh ban tư vn gii đáp thc mc

“Mi ngành ngh có nhiu v trí công vic khác nhau. Vì vy khi hc ra trưng, chúng ta không làm đưc v trí này có th làm v trí khác phù hp vi năng lc, sc khe”, ThS. Võ Ngc Nhơn (Phó ban Tuyn sinh Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) cho hay.

Trước thông tin này, em Nguyên Cường (học lớp 12A15) thắc mắc: “Em muốn học ngành kỹ thuật cơ khí để ra trường giảng dạy tại các trung tâm, tuy nhiên em lại không thích học ĐH. Vậy em phải lựa chọn như thế nào?”. Trả lời vấn đề này, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng việc lựa chọn bậc học tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu của học sinh. Những em thiên về thực hành và muốn bước vào thị trường lao động sớm để kiếm tiền trang trải cuộc sống thì có thể học CĐ, TC. Còn những em muốn học chuyên sâu, nâng cao năng lực chuyên môn thì học ĐH. “Sự lựa chọn nào cũng có cái giá của nó. Học ĐH thì tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng đổi lại chúng ta tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ngành nghề, bậc học như ý”, bà Nhi A cho biết.

Chn ngành ngh theo năng lc

Trong chương trình, em Chí Dũng (học lớp 12A8) băn khoăn: “Em có năng lực học ngành sư phạm hóa học nhưng lại có mong muốn làm ca sĩ để kiếm được nhiều tiền. Trong trường hợp này em nên lựa chọn như thế nào?”. Giải đáp băn khoăn trên, TS. Phạm Tấn Hạ cho hay, học sinh có thể theo đuổi cả 2 ngành: sư phạm hóa học và ca sĩ. Theo TS. Hạ, xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo viên ngày càng được tôn trọng, quan tâm nên sẽ giúp cho các thầy cô giáo có thu nhập ổn định. Vì vậy, không thể nói nghề giáo viên có kinh tế không vững. Nếu chúng ta thật sự cố gắng và có tài năng thì chắc chắn sẽ kiếm được nhiều tiền. Trong quá trình làm giáo viên dạy hóa, thầy cô giáo có năng khiếu ca hát còn là một lợi thế không chỉ thu hút học sinh chăm chú vào tiết dạy của mình mà còn giúp các em được thư giãn, thoải mái tinh thần. “Có nhiều thầy cô giáo dù làm công tác giảng dạy nhưng vẫn làm được ca sĩ, biểu diễn văn nghệ cho trường và một số sự kiện để nuôi dưỡng đam mê. Vì vậy, nếu thật sự cố gắng chúng ta sẽ thành công”, TS. Hạ nhấn mạnh.


Mt s hc sinh trao đi riêng vi chuyên gia

Trả lời câu hỏi của em Tú Quyên (học lớp 12A6) về ngành tâm lý học tội phạm, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A khẳng định: Đây không phải là một ngành độc lập mà chỉ là một bộ môn có trong chương trình đào tạo của một số trường ĐH. Do đó, nếu muốn học tâm lý học tội phạm, các em có thể theo học ngành tâm lý hoặc ngành luật tại một số trường như: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM, ĐH An ninh nhân dân, ĐH Cảnh sát nhân dân… Trong quá trình học, các em có thể được học về tâm lý học tội phạm. Tiếp theo đó, một nữ sinh đặt câu hỏi liên quan đến ngành logistics. Trả lời câu hỏi này, ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết ngành logistics góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, ngành logistics gồm 2 mảng: mảng logistics kinh doanh chuyên phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa đến nơi tiêu thụ… nên nữ phù hợp với lĩnh vực này. Trong khi đó, mảng logistics kỹ thuật lại liên quan đến việc sắp xếp, vận hành, xây dựng hệ thống kho bãi… dành cho nam giới. “Mỗi ngành nghề có nhiều vị trí công việc khác nhau. Vì vậy khi học ra trường, chúng ta không làm được vị trí này có thể làm vị trí khác phù hợp với năng lực, sức khỏe”, ThS. Nhơn cho hay.

Bài, ảnh: H Trinh