Thứ sáu, 26/11/2021, 16h25

Tránh mang tư duy “học ngành nào, làm nghề đó”

Có thể nói tư duy “học ngành nào, làm nghề đó” đã trói buộc cơ hội nghề nghiệp của người học. Nhận định này được các chuyên gia chia sẻ với HS Trường THPT Bình Tân (Q.Bình Tân, TP.HCM) trong chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tuyến “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022.


TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) tư vn trong chương trình

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Chun b tâm thế thích nghi trong mi môi trưng

TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đánh giá, sai lầm khi chọn ngành học hiện nay của HS là các em luôn quan niệm học ngành nào ra trường làm nghề đó. Tư duy này đã trói buộc quá trình học tập cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này của người học. “Trừ một số ngành đặc thù như bác sĩ, giáo viên, thực tế hiện nay học một ngành nhưng ra trường làm được nhiều nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau” ông Hạ nói.

Chuyên gia này phân tích thêm, sự dịch chuyển nghề nghiệp hiện nay là rất lớn. Người học khi học một ngành, lĩnh vực nào đó phải luôn chuẩn bị tâm thế, trang bị khả năng thích nghi trong mọi môi trường. Khi thích nghi thì sẽ dễ thành công hơn. Ông Hạ nêu ví dụ, với ngành sư phạm, trong sự thay đổi của giáo dục cũng như bối cảnh dịch Covid-19, người giáo viên phải thay đổi rất nhiều. Ngoài phương pháp sư phạm phù hợp phải có năng lực xử lý công nghệ thông tin, có khả năng thích ứng, thích nghi. Dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn có tâm thế truyền đạt kiến thức cho HS, đồng hành cùng HS. Thậm chí, ngay cả khi làm việc trong môi trường quốc tế, kiến thức và ngoại ngữ thôi chưa đủ mà còn cần am hiểu về văn hóa, xã hội để phù hợp, không bị sốc... “Khi chọn ngành học, các em cần nhìn vào bản chất, yếu tố bên trong của ngành nghề chứ không chỉ nhìn bề ngoài để không bị thất vọng. Việc tham khảo các bài trắc nghiệm ngành nghề trên mạng internet chỉ mang tính tham khảo chứ không quyết định được ngành học nào phù hợp nhất”, ông Hạ nhấn mạnh.


ThS. Vũ Quang Huy (đi din HUTECH) đang tr li câu hi ca HS

Cùng chung nhìn nhận, ThS. Vũ Quang Huy (đại diện HUTECH) khẳng định, hiện nay các trường ĐH đều đào tạo theo xu hướng xuyên ngành, đa ngành. Học một ngành nhưng làm được nhiều nghề. “Nhiều bạn trẻ luôn có quan điểm là học truyền thông ra trường chỉ làm truyền thông, học quản trị kinh doanh ra trường chỉ làm kinh doanh… Những suy nghĩ hạn chế này sẽ làm giảm cơ hội ngành nghề. Học một ngành làm được nhiều nghề, nhưng vấn đề kiến thức các em tích lũy được trong quá trình học tập có đáp ứng được các đòi hỏi của công việc, có thích ứng được với sự dịch chuyển của công việc hay không”, ông Huy phân tích.

Vch l trình đ theo đui đam mê

Đặt câu hỏi cho các chuyên gia trong chương trình, em Nguyễn Thành Gia Bảo (học lớp 12A9) bày tỏ bản thân quan tâm đến ngành marketing nhưng chưa biết yêu cầu công việc, cơ hội việc làm... ra sao. Trả lời vấn đề này, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (đại diện UEF) cho biết, marketing là lĩnh vực gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trong quá trình đào tạo, người học được trang bị kiến thức về nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, phân tích dự báo thị trường, chiến lược phát triển, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng... “Cơ hội việc làm trong ngành marketing rất rộng lớn ở nhiều lĩnh vực. Trong quá trình học, các em căn cứ theo nhu cầu của xã hội để chọn lựa. Tuy vậy, đây cũng là ngành học đòi hỏi cao về các tố chất như sự tự tin, kiên trì, sáng tạo, khả năng phân tích, ham học hỏi, hiểu biết về văn hóa. Ngay từ bây giờ, khi đã xác định được ngành học, trường học, các em cần tìm hiểu rõ về các phương thức xét tuyển của trường để có sự chủ động, tăng cơ hội trúng tuyển”, ông Thạch khuyên.


ThS. Nguy
n Ngc Thch (đi din UEF) trao đi vi HS trong chương trình

CHINH PHC BA M BNG NHNG HÀNH ĐNG C TH

Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp trực tuyến “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 14 tổ chức tại Trường THPT Dương Văn Dương (huyện Nhà Bè, TP.HCM), chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự nhìn nhận, mâu thuẫn giữa ba mẹ và HS khi lựa chọn ngành nghề là câu chuyện luôn tồn tại. Đặc biệt, khi HS quan tâm đến các ngành nghề mới, các ngành nghề đi ngược với số đông lựa chọn. “Sự lo lắng này của ba mẹ là có cơ sở. Để thuyết phục ba mẹ về sự lựa chọn của mình, các em phải chứng tỏ với ba mẹ rằng đó là sự lựa chọn đã được tìm hiểu kỹ, có sự đầu tư chứ không phải là nông nổi, bồng bột. Thuyết phục ba mẹ không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động, nỗ lực học tập tốt, quyết tâm đậu vào trường ĐH...”, ông Sự lưu ý.

Tuy nhiên, ông Sự cũng khuyên rằng, trong mọi trường hợp người học đều phải có kế hoạch dự phòng. Trước hết phải tạo ra được giá trị cho bản thân, có một điểm tựa nghề nghiệp rồi mới thực hiện các đam mê. “Nhiều em HS nói rằng, mình thích trở thành một idol của giới trẻ. Thế nhưng, lại không xác định được rằng trở thành idol trong lĩnh vực nào, vô cùng mông lung. Trong trường hợp này, các em có thể chọn một công việc hợp với khả năng của mình và làm tốt công việc đó. Từ đó sẽ là điểm tựa để các em theo đuổi đam mê của mình”, ông Sự nói.

Chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho rằng khi lựa chọn ngành nghề, HS cần cân nhắc ở nhiều yếu tố, từ sở thích, tính cách bản thân, sức khỏe, ngoại hình cho đến năng lực cụ thể hóa trong từng môn học, sự trải nghiệm ở lĩnh vực đó và cả điều kiện kinh tế, nhu cầu xã hội... “Cùng ngành đó nhưng tùy vào năng lực học tập của bản thân để chọn học ĐH hay CĐ, lựa chọn trường có mức điểm số phù hợp. Các em cũng cần cụ thể hóa năng lực, khả năng trong lĩnh vực đó thông qua một số môn học liên quan, qua những trải nghiệm giúp bản thân”, ông Sự nói.

Đặc biệt, ông Sự lưu ý, khi chọn ngành học, người học phải cân nhắc vào nhu cầu, hướng đi nghề nghiệp của bản thân để chọn lựa môi trường học tập phù hợp. Với cùng một ngành nghề nhưng mỗi trường ĐH lại có thế mạnh đào tạo khác nhau. Vì vậy, người học cần tìm hiểu thật kỹ để vạch ra lộ trình theo đuổi phù hợp. Kết hợp với nhu cầu xã hội của công việc trong khoảng 5-10 năm tới để có thể đi tắt, đón đầu...

Bài, ảnh: Yến Hoa