Thứ ba, 6/10/2020, 20h21

Triển khai Chương trình GDPT 2018: Phụ huynh đừng sốt ruột khi con thua bạn

Mc dù Chương trình GDPT 2018, SGK mi đã thc hin hơn 1 tháng nhưng do là năm đu tiên nên dù đưc tp hun, bi dưng trưc đó khá k, các nhà trưng, giáo viên (GV) hin vn phi va dy va g khó. Đc bit là giúp ph huynh (PH) gim đi gánh nng lo lng…


HS lp 1T2, Trưng TH Trn Hưng Đo (Q.1) trong gi hc tiếng Vit

Điu chnh kế hoch bài dy

Năm học 2020-2021, Trường Tiểu học (TH) Minh Đạo (Q.5) có 10 lớp 1, sĩ số trung bình 38 HS/lớp. Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho GV, thầy Nguyễn Trung Hải - Hiệu trưởng nhà trường - cho hay, Ban lãnh đạo nhà trường tăng cường dự giờ lớp 1 ở tất cả các bộ môn. Điều quan trọng là làm sao cho GV hiểu rằng thầy cô được quyền chủ động xây dựng khung chương trình, để không gò bó, đóng khung từng tiết dạy; nhất là giữ mối liên hệ sâu sát với PH một cách thường xuyên.

Cô Nguyễn Thị Kim Hương - Hiệu trưởng Trường TH Phú Thọ (Q.11) - đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố GD căn bản cho HS. Mục tiêu của chương trình đã rất rõ ràng. Chương trình không hề đặt nặng yêu cầu cho HS mà chỉ nhằm xây dựng cho các em những yếu tố căn bản nhất. Vì thế, nhà trường luôn quán triệt đến từng GV thực hiện cá thể hóa khi triển khai chương trình mới, SGK mới.

Theo cô Hương, Chương trình GDPT 2018 giao quyền chủ động cho mỗi nhà trường, GV, căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng HS. GV khối 1 được quyền xây dựng kế hoạch bài dạy trong 1 năm, phân phối chương trình 35 tuần sao cho phù hợp nhất với đối tượng HS lớp mình.

“PH không nên đánh đồng, so sánh đối tượng trẻ này với trẻ khác bởi tính cá thể hóa nên yêu cầu đạt được của mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau”, cô Hương nói.

Cn s phi hp, đng hành ca ph huynh

Đại diện Trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1) cho biết: “Điều khó khăn nhất khi triển khai chương trình mới, SGK mới, đó là PH chưa có sự chuẩn bị tâm thế. Vì vậy, để chương trình mới, SGK mới được thành công, nhà trường luôn yêu cầu GV phải có sự trao đổi thường xuyên, liên tục với PH để họ nắm được yêu cầu cũng như mục tiêu của chương trình mới, từ đó có sự phối hợp, đồng hành”.

Là GV nhiều năm dạy lớp 1, cô Vũ Thị Thu Vân - GVCN lớp 1T2, Trường TH Trần Hưng Đạo - nhìn nhận, so với chương trình cũ, Chương trình GDPT 2018 không phải đặt ra yêu cầu trẻ cao hơn mà bởi vì hướng tới mục tiêu là phát triển năng lực ngôn ngữ của trẻ thế nên chương trình mới đòi hỏi không chỉ GV có sự chủ động, nhạy bén, thích ứng nhiều hơn mà còn đòi hỏi cả PH phải dành sự đồng hành, quan tâm nhiều hơn đối với cho trẻ.

“Sự tiếp thu của trẻ sẽ không đồng đều. Mặt khác, HS lớp 1 không có sự tập trung cao và ghi nhớ lâu, thế nên rất cần sự đồng hành, phối hợp của PH với GV, nhà trường. Sự đồng hành ở đây không phải là yêu cầu PH dạy trước con ở nhà mà chỉ cần PH thường xuyên cùng với con ôn lại các mặt chữ mà HS đã được học thông qua các trò chơi hay đọc sách cùng con. Quan trọng là hướng con ham thích việc học, yêu thích việc đến trường”, cô Vân nhấn mạnh.

Đánh giá về việc triển khai chương trình mới, SGK mới tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - chia sẻ, thời gian qua Sở GD-ĐT đã đi thực tế, dự giờ tại một số trường TH trên địa bàn TP. Năm học này, HS lớp 1 “gặp khó” đầu năm học do nhiều nguyên nhân. Đơn cử như học kỳ II năm học 2019-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 hầu hết HS không được tiếp cận với chương trình GD mầm non 5 tuổi, tức là không được làm quen với chữ viết, không có điều kiện để tiếp cận trước chương trình GD TH…

“Chương trình GDPT 2018, SGK mới giao quyền chủ động thực hiện chương trình cho GV nên thầy, cô phải xây dựng kế hoạch bài dạy gắn liền với điều kiện cụ thể của lớp mình dựa trên năng lực của HS, điều kiện dạy học, cơ sở vật chất của đơn vị; làm sao bố trí thời lượng giảng dạy phù hợp, không vượt quá khả năng tiếp thu của HS”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Không giao thêm bài tập về nhà cho HS lớp 1

Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn gửi giám đốc sở GD-ĐT các tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp tiểu học. Theo đó yêu cầu, sở GD-ĐT chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch GD thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học/hoạt động GD. Kế hoạch này không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, đặc biệt không giao thêm bài tập về nhà cho HS.

Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học/hoạt động GD, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1.

Các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16-4-2020 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học. Song song đó, các trường tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ HS nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả.

Các sở GD-ĐT phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Sở chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các sở GD-ĐT tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các trường, giáo viên và phụ huynh HS để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến đó về Bộ GD-ĐT theo quy định.

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới đối với lớp 1. Qua kiểm tra, khảo sát ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT đánh giá, các trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở; các giáo viên dạy lớp 1 bước đầu đã áp dụng được những phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; nề nếp dạy học đã từng bước ổn định. Điều này tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho HS lớp 1 đối với hầu hết các môn học/hoạt động GD theo chương trình, sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số giáo viên, cha mẹ HS, chương trình, sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học.

Thc Trân

Cũng theo ông Hiếu, do là lần đầu tiên chương trình mới, SGK mới được thực thi nên dù được tập huấn kỹ thì GV cũng có thể gặp khó, nhất là PH sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy nên hiệu trưởng các đơn vị phải quan tâm hỗ trợ đặc biệt với GV lớp 1. Đến từng lớp, nhất là những lớp có số lượng HS vượt quá quy định để xem GV đang khó khăn gì, PH đang bức xúc gì để cùng tháo gỡ. GV lớp 1 phải có những chia sẻ tháo gỡ cho PH. Thầy cô nên chia nhóm những HS đang khó khăn, hướng dẫn tư vấn cho PH về nhà cùng với con học tập thêm, kèm cặp thêm. Còn về phía PH có con học lớp 1, không nên quá sốt ruột, nhà trường sẽ có giải pháp điều chỉnh thời lượng GD phù hợp với từng đối tượng HS; PH không gây quá tải, không nhận xét, phê bình áp lực lên HS. Hết học kỳ I, trẻ sẽ đọc được và bắt kịp chương trình.

“Điều quan trọng là thái độ, khả năng tiếp cận của HS đến đâu thì thầy cô điều chỉnh phương pháp dạy học đến đó. Cá biệt hóa từng đối tượng dạy học, quan tâm nhiều hơn đến đối tượng HS gặp khó khăn. PH đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp, đồng hành với nhà trường. Cả nhà trường, gia đình cùng hướng tới tạo tâm thế cho HS thoải mái, ham thích đến trường, vui vẻ tiếp nhận kiến thức”, ông Hiếu bày tỏ.

Bài, ảnh: Đ Lan