Thứ sáu, 26/5/2023, 12h34

Trong veo tiếng trẻ giữa đại ngàn

Vi nhng bà m Vân Kiu, Pa Kô gia đi ngàn Trưng Sơn, trong muôn vàn khó khăn, him tr, ngày vưt cn đưc các chiến sĩ quân hàm xanh h tr đón con tr chào đi, đt cho chúng nhng cái tên thân thương là nim hnh phúc vô biên.


N cưi hin hòa ca các chiến sĩ quân hàm xanh và tr  A Vao

Nhng tên gi thm tình quân dân

“Con tôi tên là Hồ Thị Biên Thùy - tên được các chú bộ đội biên phòng đặt đấy. Chính các chú ấy đỡ đẻ cho hai mẹ con vượt cạn thành công. Nếu không có sự hỗ trợ đó, tôi không dám hình dung đêm đó hai mẹ con sẽ phải như thế nào”, chị Hồ Thị Teng (22 tuổi), trú thôn Pa Ling, xã A Vao (huyện Đakrông, Quảng Trị) chia sẻ. Được mẹ bế ngồi trên bậc cửa nhà sàn, bé Biên Thùy thi thoảng cười đùa, ánh mắt chị Teng nhìn con ngập tràn hạnh phúc. Chị Teng nhớ lại, hồi trở dạ sinh con, cả vợ chồng chị đều hoang mang khi nhìn ra bên ngoài trời tối đen. Cây đèn pin không đủ sáng, đường sá lại vô cùng khó khăn, cơn đau khiến chị lịm dần. Chồng chị nhờ thêm anh em, hàng xóm đưa ra Trạm quân dân y kết hợp A Vao để nhờ những người lính biên phòng giúp đỡ. “Đó là đêm mùng 5 xuân Quý Mão, tầm 23 giờ 30 phút đêm. Trong cơn đau tôi loáng thoáng nghe các chú biên phòng bảo, đường sá cách trở nên việc ra bệnh viện tuyến huyện trong đêm tối, không có phương tiện di chuyển là điều khó khăn và không an toàn cho cả hai mẹ con. Lúc đó Thiếu tá Hoàng Kim Bắc trấn an, thăm khám và hướng dẫn tôi sinh con. Thời gian kéo dài cả tiếng đồng hồ, lúc nghe Thiếu tá Bắc nói: sinh xong rồi, bé gái nặng 3kg mẹ tròn con vuông nhé, tôi mừng đến rơi nước mắt”, chị Teng kể.

Hôm rời trạm về nhà, chị Teng cùng chồng bàn nhau lấy cái tên Biên Thùy do các chú bộ đội đặt để đi đăng ký khai sinh. “Ở miền biên này, con rất may mắn được cất tiếng khóc chào đời trên đôi tay của những người lính Cụ Hồ giữ gìn bình yên của quê hương. Mai này, tôi sẽ kể cho con nghe về những người lính áo xanh, không chỉ bảo vệ an ninh ở biên giới mà còn hỗ trợ, đồng hành với những người dân nghèo khó”.

Ở miền biên viễn này, không chỉ Biên Thùy mà nhiều đứa trẻ khác cũng được những người lính biên phòng đặt tên. Hơn 4 tháng trước, chị Hồ Thị Chuôi (32 tuổi), ở thôn Pa Ling cũng trở dạ sinh con. “Tôi trở dạ tại nhà. Không đủ thời gian kịp chuyển đến sinh nở tại Trung tâm y tế huyện Đakrông nên Thiếu tá Trần Minh Vũ và Thiếu tá Hoàng Kim Bắc - hai y sĩ trực tại Trạm quân dân y kết hợp A Cao đã quyết định để tôi sinh tại trạm. Cái tên Biên Cương cũng được Thiếu tá Bắc và Thiếu tá Vũ đặt cho cháu. Tôi thấy cái tên rất hay và ý nghĩa”.

Trong câu chuyện về những cái tên của các cháu bé chào đời dọc dãy Trường Sơn, Thiếu tá Trần Minh Vũ và Hoàng Kim Bắc bảo, ngoài trách nhiệm nghề nghiệp, nhiệm vụ của người lính canh giữ biên cương thì giây phút trực tiếp đón đứa bé chào đời là niềm hạnh phúc khó có gì so sánh. Biên cương không chỉ có rừng thiêng, nước độc, không chỉ có địa hình và khí hậu khắc nghiệt mà ở đó, mỗi lần tiếng khóc trẻ thơ ngân lên nghe thật bình yên và ấm lòng. Thiếu tá Trần Minh Vũ kể, hơn 2 tháng trước, khi đang trong phiên họp, Thiếu tá Trần Minh Vũ và Hoàng Kim Bắc nghe người dân hớt hải gọi cứu giúp. “Sản phụ Hồ Thị Lêm (ở thôn Pa Ling) sinh con đầu lòng nhưng sức khỏe yếu, tinh thần hoảng loạn. Thăm khám và nhận định sẽ không thể đợi xe cấp cứu đến đưa tới trung tâm y tế huyện trong điều kiện địa hình phức tạp, đường sá xa xôi, tôi và anh Bắc quyết định làm “bà đỡ”. Thú thật, chúng tôi cũng rất căng thẳng vì điều kiện y tế thiếu thốn nhưng thời điểm ấy, chọn sinh tại trạm là giải pháp tốt nhất cho sản phụ”. Gần một giờ đồng hồ, bên ngoài căn phòng y tế, bà con thở phào nhẹ nhõm khi nghe tiếng khóc trẻ thơ cất lên, Thiếu tá Vũ nói vọng ra: “Cháu nặng 2,6kg, bình an rồi nhé”.

Đim ta ca đng bào vùng cao

Trạm quân dân y kết hợp A Vao được Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Trị được xây dựng và đưa vào sử dụng tháng 4-2014, tại thôn Pa Ling. Trạm biên chế 2 y sĩ là Thiếu tá Trần Minh Vũ và Hoàng Kim Bắc đảm nhiệm khám bệnh và điều trị nội trú. Tuy ở miền núi còn vô vàn khó khăn nhưng với tinh thần, nhiệt huyết của người lính và trách nhiệm của người thầy thuốc, Thiếu tá Vũ và Bắc luôn vượt qua những trở ngại về điều kiện, chủ động học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, tận tâm với công việc. Với đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở rẻo cao này, Thiếu tá Bắc và Vũ còn là những “bà đỡ” mát tay, đón nhiều trẻ thơ chào đời. Trân quý tình cảm ấy, bà con nhờ các anh đặt giúp tên cho con. Từ đó, lần lượt những cái tên thân thương như Biên Cương, Biên Thùy, Ngoan Ngoãn… được khai sinh.


Nhng đa tr đưc các chiến sĩ biên phòng Trm quân dân y kết h A Vao đ đ và đt tên

A Vao là xã có đường biên giới giáp nước bạn Lào. Đời sống kinh tế của đồng bào còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nương rẫy. Địa hình hiểm trở, đường sá đi lại giữa các bản làng đến trung tâm xã và ra huyện xa xôi. Đối với nhiều trường hợp ốm đau, việc di chuyển không hề dễ dàng, nhất là đêm tối. Bà Hồ Thị Tâm - Bí thư Đảng ủy xã A Vao chia sẻ: “Thôn Pa Ling có 169 hộ dân. Từ thôn đến trung tâm xã - nơi có trạm y tế xã là 20km, đường sá đi lại không mấy thuận lợi, nhất là mùa mưa. Những năm qua, những người lính quân hàm xanh ở A Vao được xem như là điểm tựa của bà con ở đây. Không chỉ bảo vệ bình yên của biên cương, hướng dẫn và hỗ trợ bà con phát triển kinh tế để bắt nhịp với miền xuôi mà cả lúc ốm đau, sinh con thì những người lính biên phòng ở Trạm quân dân y kết hợp A Vao đều hết sức giúp đỡ, đặc biệt là trong thời điểm những năm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Tuy nhiên các điều kiện về trang thiết bị, thuốc men còn khá thiếu thốn. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ từ các nguồn xã hội hóa để bà con ở Pa Ling nói riêng và A Vao nói chung có thêm điều kiện được khám chữa bệnh, giảm bớt khó khăn”.

Thiên Phúc