Thứ ba, 20/9/2022, 15h58

Trước năm 2023: Vẫn phải cảnh giác với dịch bệnh Covid-19

TS. Shane Fairlie - chuyên gia Tổ chc Y tế thế gii (WHO) ti Vit Nam - nhn đnh: “Dch bnh Covid-19 chưa th kim soát đưc hoàn toàn trưc năm 2023, có th xut hin các biến chng virus mi nguy him hơn làm cho dch din biến phc tp khó lưng”. Ti Vit Nam, s ca nhim đang có xu hưng gia tăng, song rt tiếc ngày càng có nhiu ngưi th ơ vi dch bnh này…


V
c-xin vn là bin pháp phòng chng Covid-19 tt nht

Nhu chung vi ngưi nhim Covid-19

Trước đây mọi người tránh người nhiễm Covid-19 như… “tránh tà” nhưng bây giờ thì khác. Với nhiều người, nhiễm Covid-19 hay không cũng như nhau. Người lành vẫn ăn chung, trò chuyện với người nhiễm mà không quan tâm đến bất kỳ biện pháp phòng chống nào.

Anh Nguyễn Văn Quân (Q.Bình Thạnh) kể, tuần trước con anh bị rối loạn tiêu hóa nên anh phải vào nhà thuốc mua thuốc cho con. Tại đây anh gặp một người đàn ông tới mua que test Covid-19. Lúc đầu anh Quân cứ nghĩ người này mua que test về test cho người nhà nên thoải mái nói chuyện dù cả 2 đều không đeo khẩu trang.

“Nói chuyện một hồi rồi mới biết anh ta có triệu chứng nhiễm Covid-19 mấy ngày rồi nên mới ra nhà thuốc mua que test để test. Nghe xong tôi cũng hơi chột dạ nhưng rồi lại nghĩ bản thân đã tiêm 4 mũi, cũng đã nhiễm 1 lần nên bây giờ có thể tự tin là mình miễn nhiễm với Covid-19…”, anh Quân cho biết.

Chủ nhật tuần rồi là sinh nhật chồng chị Lê Thị Huệ (Q.12). Vì đang nhiễm Covid-19 nên chị Huệ nói với chồng là không tổ chức sinh nhật. Nào ngờ mấy người bạn của chồng chị vẫn mua đồ tới nhà nhậu.

“Tôi nói bản thân đang dương tính với Covid-19. Cứ tưởng mọi người sẽ bỏ về, ai ngờ mấy ông bạn của chồng trả lời tỉnh bơ, tụi này ai cũng tiêm 2-3 mũi rồi, có ông còn nhiễm tới 2 lần, giờ nhiễm thêm 1 lần nữa cũng không thành vấn đề. Thời buổi này ai mà quan tâm tới Covid-19 nữa…”, chị Huệ kể lại.

Để thích ứng với tình hình hiện tại, thông điệp 5K đã được Bộ Y tế thay thế bằng 2K (khẩu trang và khử khuẩn). Tuy nhiên, 2K này vẫn là một thứ rất xa xỉ với nhiều người.

Chị Trần Ánh Vân (Q.1) cho biết: “Trước đây tới bất kỳ cửa hàng, siêu thị, quán ăn, quán cà phê, trà sữa nào cũng có chai xịt khuẩn nhưng nay thì rất hiếm. Còn khẩu trang thì… Ngay cả bộ phận tiếp dân của các cơ quan Nhà nước cũng không thấy cán bộ, công chức đeo khẩu trang. Nói chung phần lớn là ý thức của mỗi người, ai vẫn còn sợ Covid-19 thì đeo khẩu trang khi tới những nơi có người lạ, đông người. Việc có nhiều người ngó lơ 2K cũng không phải là điều khó hiểu, bởi hiện nay số ca nhiễm tuy vẫn còn nhưng phần lớn là nhẹ, có những người nhiễm không cần uống thuốc vẫn khỏi. Mặt khác đeo khẩu trang liên tục cũng rất khó chịu như đau vành tai, khó thở. Trong khi đó, xịt khuẩn thường xuyên để lại hậu quả như mờ vân tay, khô da tay. Nói cho cùng thì thông điệp 2K hiện nay chỉ là khuyến khích mọi người thực hiện chứ bắt buộc thì rất khó”.

Tiêm vc-xin theo tinh thn phòng bnh hơn cha bnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tuy dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát nhưng số ca nhiễm và tử vong có xu hướng gia tăng. Nước ta đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng. Trong tháng 9, có những ngày số ca nhiễm lên tới gần 4 ngàn ca (cao nhất trong gần 4 tháng qua).

“Do đó, tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết”, TS. Shane Fairlie - nói.

B Y tế đã đưa khuyến cáo thc hin thông đip 2K + vc-xin + thuc + điu tr + công ngh + ý thc ngưi dân và các bin pháp khác đ thay thế thông đip 5K trưc đây nhm thc hin gii pháp phù hp vi tình hình dch bnh hin nay.

Tại phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo - đánh giá, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường do virus liên tục thích ứng, tiến hóa với các biến chủng mới, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian, các điều kiện để virus phát triển như thời tiết, khí hậu tiếp tục có nhiều thay đổi. Trong khi đó, sau khi dịch bệnh được kiểm soát đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan với dịch bệnh…

Nhấn mạnh yêu cầu tiêm vắc-xin theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh, Thủ tướng yêu cầu phải quán triệt, thấm nhuần, tuyệt đối không được quên “bài học xương máu” khi chúng ta chưa tiếp cận được vắc-xin do vắc-xin khan hiếm trên toàn cầu; chưa có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch; năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch - vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vắc-xin; thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng biểu dương các địa phương: Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bến Tre, Quảng Ninh (đạt tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao nhất); Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Điện Biên, Bắc Kạn (đạt tỉ lệ tiêm mũi 4 cao); Bắc Giang, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Kon Tum, Lâm Đồng (đạt tỉ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi cao); Sóc Trăng, Bắc Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long (đạt tỉ lệ tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao).

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm trong việc chưa hoàn thành việc tiêm vắc-xin, khẩn trương có biện pháp khắc phục.

Hòa Triu