Thứ năm, 27/2/2020, 21h34

Trường học chủ động kết nối CNTT

CNTT, trưng hc thông minh, trưng hc kết ni… là nhng cm t đưc nhc đến nhiu trong GD 4.0. Đt trong bi cnh GD hin đi có nguy cơ phát sinh nhiu “biến c”, CNTT đưc coi là cu ni h tr giáo viên (GV) xây dng nhng phương pháp GD phi truyn thng.

Giáo viên ti TP.HCM kết ni vi hc sinh qua lp hc trc tuyến trong mùa dch Covid-19

Để không bị động, nhiều nhà GD cho rằng, sự chủ động tìm kiếm, mạnh dạn kết nối chính là điều mỗi nhà trường, GV cần xây dựng ngay từ bây giờ.

Ngưi đng đu nhà trưng phi mnh dn

Ngoài dạy học trực tuyến, trong mùa dịch, nhiều cuộc họp tổ bộ môn, họp khối, họp Ban lãnh đạo với GV cũng được Trường THPT Nguyễn Du xây dựng kết nối trực tuyến. Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, biện pháp này vừa phù hợp trong mùa dịch, vừa giúp duy trì được các hoạt động chủ đạo của trường. Nhìn từ dịch Covid-19, có thể thấy việc dạy học trực tuyến dù chỉ là giải pháp tình thế nhưng lại phát huy được hiệu quả cao trong việc kết nối HS, kết nối GV. Như vậy, ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy, kết nối cần phải được mỗi nhà trường, GV chú trọng hơn nữa, ngoài việc dừng ở mức tìm kiếm tài liệu làm cho bài giảng phong phú.

Muốn làm được điều này, ngoài sự tiên phong, mạnh dạn của người đứng đầu nhà trường để đưa CNTT sâu rộng vào đơn vị mình, tạo điều kiện cho GV chủ động nắm bắt và xa hơn là làm chủ được CNTT thì cũng cần phải có biện pháp quán triệt từ phía nhà quản lý, làm sao xây dựng mạng lưới kết nối này một cách đồng bộ.

Thầy Đào Phi Trường - Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường - nhìn nhận, đã đến lúc CNTT trong nhà trường phải được triển khai “quy củ” hơn. Thầy cô đã quá quen với dạy học truyền thống, CNTT chỉ được đưa vào như một cách để làm mới tiết học hay cung cấp thêm tài liệu cho GV, HS. Trong khi đó, thực tế đòi hỏi GD nhiều hơn như thế. Ví dụ như mùa dịch này, nếu GV không chủ động, không làm chủ và mạnh dạn ứng dụng CNTT để kết nối với HS thì có nghĩa là GV đã đứng ngoài cuộc.

Thầy Trường cũng thừa nhận, ban đầu khi xây dựng kết nối trực tuyến với HS, đại đa số GV của trường rơi vào thế “bị động”, lúng túng trong triển khai. “Điều này có nghĩa là GD 4.0 đòi hỏi và đặt trách nhiệm cao hơn cho người đứng đầu mỗi đơn vị, luôn tìm kiếm những cái mới, phù hợp với đơn vị mình. Ngay cả khi đưa vào những phần mềm kết nối HS, phần mềm giảng dạy thì quan trọng hơn cả vẫn là làm sao để tạo động lực cho GV không ngừng đổi mới, không lệ thuộc vào công nghệ”, thầy Trường nói.

Quan trng là nhn thc và thay đi ca GV

Nhìn nhận về vai trò của CNTT trong GD 4.0, ThS. Phan Duy Khôi - giảng viên Trường  ĐH Sư phạm TP.HCM - đánh giá, CNTT sẽ không chỉ giúp làm sinh động các tiết học theo hướng trực quan hơn mà còn từng bước “phá bỏ” những rào cản của lớp học truyền thống. Đơn cử như dạy học trực tuyến, thế giới đã biết đến phương pháp này từ nhiều năm nay nhưng ở Việt Nam từ khi có dịch Covid-19, phương pháp này mới được gọi tên. Tuy vậy, vẫn chỉ được triển khai theo kiểu mày mò, chưa có sự nhất quán, vì thế hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Thế giới ngày nay sẽ không chỉ có dịch bệnh mà có thể sẽ còn nhiều biến động, đồng nghĩa nhiều phương pháp GD truyền thống sẽ cần phải được linh hoạt thay đổi để thích ứng.

“CNTT sẽ là kênh hiệu quả nhất. Muốn vậy, mỗi GV, mỗi đơn vị cần phải chủ động, thậm chí “nghĩ xa” hơn ngay từ bây giờ”, ông Khôi nêu ý kiến.

ThS. Tô Thụy Diễm Quyên - chuyên gia GD toàn cầu - nhận định, dịch Covid-19 chính là cú hích cực mạnh để mỗi GV, nhà trường thay đổi cách ứng dụng CNTT tiếp cận HS. Chính trong thời điểm này, đơn vị nào mạnh, đơn vị nào yếu về CNTT đều sẽ dễ dàng nhận thấy. Ngay thời điểm HS nghỉ học, rất nhiều thầy cô lúc này mới lục tục kéo nhau đi tìm kiếm phương pháp tương tác kết nối HS, gắn kết xã hội. Như vậy, chính mỗi GV, lãnh đạo mỗi đơn vị cần nhìn nhận lại nền tảng CNTT của đơn vị mình.

Không chỉ là chủ động cập nhật CNTT trong GD hiện đại, ThS. Quyên cho rằng còn đòi hỏi sự thay đổi cách tiếp cận của GV đến HS khi phương pháp tương tác truyền thống bị tác động.

“Việc cau có, xuề xòa sẽ không còn phù hợp bởi phiên bản, hình ảnh của mỗi GV sẽ không chỉ là HS mình thấy mà còn là phụ huynh, HS, đồng nghiệp trên cộng đồng mạng thấy”, ThS. Quyên nói.

Phân tích sâu hơn trong dạy học trực tuyến, ThS. Quyên cho biết, đây là cách kết nối đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của GV, từ phương pháp dạy học hỗn hợp ứng dụng CNTT đến kỹ thuật tạo hiệu ứng tâm lý kết nối HS biến việc học như việc chơi. Về lâu dài, dạy học truyền thống sẽ không còn là kênh kết nối duy nhất trong GD. Mỗi thầy cô, mỗi nhà trường cần phải chủ động chuẩn bị tâm lý, xây dựng lộ trình kết nối phi truyền thống qua CNTT. Rất nhiều nguồn tài nguyên công nghệ miễn phí để hỗ trợ thầy cô thay đổi phương pháp dạy học, điều quan trọng là thầy cô nhận thức và thay đổi.

Bài, ảnh: Nam Đnh