Thứ ba, 22/10/2019, 21h18

Trường học hạnh phúc: Nền móng từ giáo viên

Công khai chất lưng giáo dc (GD), khuyến khích ph huynh (PH) cùng tham gia góp ý vi nhà trưng… là hai trong nhiu cách đ trưng hc xây dng tính dân ch, tránh to áp lc cho giáo viên (GV) từ phía PH. Suy cho cùng, nhng thay đi này cũng đến t vic các nhà trưng đang n lc hưng ti xây dng nhng trưng hc hnh phúc.

Cô Quách Hoàng Liên H - Trưng TH Bình Tr 2, Q.Bình Tân - “nhy” cùng hc trò trong tiết hc

Tại TP.HCM, trong nỗ lực đó, nhiều trường học đã có những cách làm hay, ấn tượng. Ở đó, môi trường GD được tạo ra bằng tiếng cười, tình yêu thương, sự lắng nghe, bằng những “lớp học hạnh phúc”.

Hc trò phi đưc “t do sáng to”

“Không hẳn là chất lượng GD, chỉ khi học trò học vui vẻ, yêu thích việc học, yêu thích việc đến trường thì việc giảng dạy của GV, của nhà trường mới được coi là thành công”, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1) bày tỏ.

Xuất phát từ quan điểm đó, từ năm học 2018-2019, mô hình “Ăn sáng cùng cô Hiệu trưởng” đã được cô Thúy An xây dựng và tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trong HS cũng như PH. Những “làn sóng” phong trào học tập tốt, rèn luyện tốt đã hình thành, nhen nhóm trong từng lớp học. Những HS có nỗ lực, cố gắng trong học tập, rèn luyện có cơ hội để trở thành khách mời trong bữa ăn sáng của cô Hiệu trưởng.

“Điều vui nhất là xóa nhòa được khoảng cách thầy trò, tạo ra được sự thân thiện trong trường học. Đến nay, các em đã có thể chia sẻ với tôi những câu chuyện thầm kín, những vấn đề các em đang gặp phải mà không phải bận tâm rào cản cô Hiệu trưởng”, cô Thúy An cho biết.

Không chỉ thành công với mô hình này, cô Thúy An còn xây dựng môi trường học tập “tự do sáng tạo” cho học trò với mong muốn HS mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.

Cây đàn piano cùng một vài dụng cụ âm nhạc được cô đặt ngay ngoài sảnh trường học, trong những giờ ra chơi, ra về, một cách tự nhiên và thành thói quen, tiếng đàn lại vang lên những thanh âm trong trẻo của tuổi học trò.

Lng nghe, thu hiu tâm tư HS

Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), bên cạnh nỗ lực đào tạo, trường học hạnh phúc lại được xây dựng khởi nguồn từ chính… tâm tư của HS. Trong kế hoạch giảng dạy, những hoạt động ngoại khóa đều được nhà trường… xin ý kiến HS trước khi lên kế hoạch. Thậm chí, có khi kế hoạch đã được xây dựng nhưng đến phút chót vẫn có thể thay đổi nếu HS… “chưa hài lòng”.

“Theo kế hoạch, tới đây hoạt động City tour của Tổ địa sẽ được triển khai, dẫn HS đến một số địa diểm tại TP.HCM. Dù đã xây dựng kế hoạch nhưng để thật sự hiệu quả, nhà trường đang phát phiếu khảo sát đến HS, xem các em mong muốn được đi đến những địa điểm nào để đưa vào kế hoạch. Có như vậy, chuyến đi mới có ý nghĩa, HS mới thực sự thích thú”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng THPT Bùi Thị Xuân) chia sẻ.

Trước đó, khi quyết định đưa yoga vào nhà trường, cô Dung cho hay, nhà trường đã phải “tham khảo trước ý kiến HS xem các em có đồng tình hay không”.

Theo cô Dung, trường học hạnh phúc đơn giản là khi thầy cô biết lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của HS để tạo ra sự “hài hòa” trong việc GD.

+ Rào cn ca s rp khuôn “trói” chân GV

GD nước ta hiện quá chú trọng đến thành tích học tập bằng việc GD con người một cách quá rập khuôn. PH khi trao con cho nhà trường luôn yêu cầu HS THCS phải đậu được lớp 10 trường chuyên, còn HS THPT thì phải đậu ĐH. Chính điều này là rào cản khiến GV không dám “vượt” ra ngoài để mang đến những giá trị riêng cho HS, thậm chí ngay cả khi GV hiểu được mục tiêu của GD.

TS. Bùi Trân Phưng
(nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen)

+ GV phi chp nhn thay đi

Trong mỗi thời, GD đều mang theo triết lý GD riêng. Thời của cách mạng 4.0, đó là GD phát huy năng lực HS, lấy HS làm trung tâm để phát triển toàn diện con người về cả kiến thức, phẩm chất và năng lực. Trong triết lý đó, đòi hỏi người GV phải biết lắng nghe nhiều hơn, thay đổi mình nhiều hơn. Thậm chí, đôi khi còn phải sẵn sàng chấp nhận rằng mình “kém hơn học trò” ở một vài mặt, sẵn sàng thay đổi tư duy GD của mình cũng như việc chấp nhận một bài toán có nhiều cách làm, hướng giải quyết. Để hoàn thiện triết lý GD đó, tất nhiên, đời sống GV cần phải được đảm bảo, những áp lực của GV phải được hóa giải, để GV toàn tâm toàn ý với nghề.

TS. Nguyn Kim Dung 
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu GD, ĐH Sư phạm TP.HCM)

“Xưa nay chúng ta thường quan điểm là GD cần đến sự đồng tình của PH. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi GD hiện đại còn cần đến sự đồng tình của chính người học. Khi thầy cô đã lắng nghe, đã thấu hiểu để từ đó thay đổi thì làm sao có chuyện HS “làm mình làm mẩy” trong chuyện học, làm sao có chuyện GV áp lực trong chuyện giảng dạy và càng không có chuyện PH “không hiểu” nhà trường”, cô Dung nhấn mạnh.

Đt mình vào v trí ca HS

Là GV có tuổi nghề - gần 27 năm trong nghề, những tiết học của cô Quách Hoàng Liên Hạ (GV Trường TH Bình Trị 2, Q.Bình Tân) luôn sôi nổi. Nào hát, nào múa, nào nhảy, nào kể chuyện; từng buổi học, “cô giáo già” lại hóa thành HS lớp 1, lớp 2 đầy nhí nhảnh…

“Có khi tôi còn phải… dỗi HS. Trẻ con mà, khi bị dỗi, bị nghỉ chơi là sợ lắm, các em sẽ tìm cách làm lành ngay. Thậm chí, có khi mình vừa dỗi học trò đó nhưng ít phút sau đã là học trò dỗi mình, thì mình cũng phải dùng những tâm tình ngon ngọt để dụ các em…”, cô Hạ bật mí về bí quyết chinh phục học trò.

Với cô Hạ, trường học hạnh phúc nên bắt nguồn từ mỗi lớp học hạnh phúc. Và lớp học hạnh phúc thì không gì khác cần được đặt nền móng từ mỗi GV.

“Tuổi tác không phải là vấn đề để một GV hòa mình cùng với HS. Điều mà HS và cả PH cần ở GV, ngoài kiến thức đó là sự thân thiện, những giờ học thay vì áp lực điểm số thì để các em được sống với lứa tuổi của mình. Bằng việc đặt vào vị trí của các em, từng GV sẽ có cách biến giờ học trở thành những giờ học mà chơi…”, cô Hạ nói.

Bài, ảnh: Nam Đnh