Thứ sáu, 30/4/2021, 14h44

Trường học nâng hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Cùng vi n lc chuyn đi s quc gia, ngành GD-ĐT TP.HCM đang phn đu nâng hiu qu s dng dch v công trc tuyến lên mc đ 3, mc đ 4 góp phn thc hin có hiu qu gii pháp nâng cao ch s hành chính trên đa bàn TP giai đon 2020-2025.


HS ti Trung tâm GDTX Chu Văn An đim danh qua th hc đưng

Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến, thanh toán học phí trực tuyến, số hóa hồ sơ sổ sách, xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu toàn ngành… là những cách làm tiên phong, đang được nhiều đơn vị trường học tại TP.HCM đẩy mạnh thực hiện trong năm học này, tạo ra những điểm sáng về cải cách hành chính, tiến tới xây dựng trường học thông minh trong TP thông minh.

Tiên phong

Mùa tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022, lần đầu tiên Trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1) sẽ đưa vào triển khai hệ thống phần mềm tuyển sinh trực tuyến với đối tượng HS đúng tuyến. Với cách thức này, phụ huynh HS đúng tuyến không cần đến trường mà vẫn có thể hoàn thành hồ sơ nhập học cho con.

“Hình thức tuyển sinh đầu cấp trực tuyến chỉ mới được áp dụng trên địa bàn quận cho đối tượng HS trái tuyến, nhằm sàng lọc HS. Năm nay, với mong muốn giảm bớt các thủ tục hành chính, mang lại sự thuận tiện nhất cho phụ huynh; nhà trường cũng dễ dàng hơn trong việc thống kê, quản lý, nhập liệu, trường đã mạnh dạn triển khai phần mềm riêng phục vụ phụ huynh tuyển sinh trực tuyến. Phần mềm sẽ được đăng tải trên website của trường, phụ huynh chỉ cần vào web, điền các nội dung theo yêu cầu của phiếu đăng ký, hệ thống sẽ cung cấp cho phụ huynh một mã xác nhận (mã này có giá trị tương đương giấy biên nhận khi làm hồ sơ tuyển sinh giấy). Khi đến nhập học cho con, phụ huynh chỉ cần đưa mã xác nhận ra…”, cô Lê Thanh Hương - Hiệu trưởng nhà trường - thông tin.

Trong công tác cải cách hành chính tại Trường TH Trần Hưng Đạo, hoạt động quản trị nhà trường được quan tâm sâu sát. Kế hoạch, hồ sơ sổ sách, văn bản… đều được quản lý qua Microsoft Teams. Nhà trường cũng xây dựng kho học liệu số, hạ tầng CNTT ổn định đường truyền, phân cấp phân quyền sử dụng internet theo từng khu vực. Việc thu học phí cho HS đều thực hiện trực tuyến… Đặc biệt, là triển khai đo sự hài lòng của phụ huynh qua phần mềm…

Là một trong những đơn vị thực hiện thí điểm mô hình trường học thông minh tại TP.HCM, Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình) đã đưa vào triển khai và đẩy mạnh thu học phí không sử dụng tiền mặt, đồng bộ công tác quản lý HS với điểm danh trực tuyến. Ngoài ra, mùa tuyển sinh năm 2021-2022, công tác cải cách hành chính còn được nhà trường thực hiện qua triển khai đăng ký tuyển sinh trực tuyến đối với lớp 6, đăng ký xét tuyển nguyện vọng trực tuyến thi tuyển sinh 10 với lớp 9. Thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh HS được thực hiện qua đa dạng các kênh thông tin. Hồ sơ sổ sách đều được số hóa, dữ liệu giáo viên HS đưa vào quản lý phần mềm chung…

Từ học kỳ II năm học này, Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5) đã tiên phong đưa vào triển khai dịch vụ mua đồ không sử dụng tiền mặt tại căng tin nhà trường. Dịch vụ được tích hợp trong thẻ học đường thông minh bao gồm nhiều tiện ích như điểm danh, thanh toán học phí, dạy học trực tuyến, giám sát HS… Từ sự tiên phong này, ông Đỗ Minh Hoàng - Giám đốc trung tâm - cho hay công tác quản lý, giám sát HS, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường ngày càng được dễ dàng, linh hoạt và sâu sát, môi trường giáo dục cũng được cải thiện…

Hiu qu rõ rt

Sau vài năm nhìn lại, có thể nhận thấy công tác cải cách hành chính ngành GD-ĐT TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số hóa giấy tờ, sổ sách, dữ liệu học tập; điện tử hóa thiết bị dạy học; tiếp cận với phụ huynh HS qua đa dạng các kênh liên lạc trực tuyến. Ngành đang hoàn tất cơ sở dữ liệu toàn ngành, nhập chung với cơ sở dữ liệu TP, giúp đơn giản hóa công tác quản lý giáo dục…

Tính trên toàn ngành, việc thu học phí không sử dụng tiền mặt đã được triển khai ở 21 quận huyện và TP.Thủ Đức, giúp phụ huynh HS dễ dàng thuận tiện trong hình thức thanh toán; nhà trường và các cấp quản lý dễ dàng quản lý, giám sát nguồn thu, hạn chế phát sinh tiêu cực.

Những nỗ lực chuyển biến cải cách hành chính trong ngành giáo dục đã tác động rất nhiều đến chất lượng dạy và học của các đơn vị nhà trường. Nhìn từ hiệu quả triển khai ở đơn vị mình, ông Đỗ Minh Hoàng cho rằng, cái được nhất trong cải cách hành chính nhà trường đó là giảm tải bớt áp lực về giấy tờ sổ sách cho giáo viên và cả cấp quản lý, từ đó thầy cô chuyên tâm hơn trong thiết kế các bài giảng chất lượng. Cạnh đó, chính công tác cải cách hành chính đã giúp thắt chặt hơn mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trở nên thông suốt, thường xuyên và liên tục… “Đối tượng thụ hưởng không ai khác chính là HS, là hiệu quả giáo dục, là môi trường học đường lành mạnh, thông minh…”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Đánh giá hiệu quả của công tác cải cách hành chính nhà trường trong 3, 4 năm trở lại đây, thầy Nguyễn Xuân Đắc - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều - nhìn nhận khi cải cách hành chính nhà trường từng bước được đẩy mạnh, so với ngày trước giáo viên đã nhàn hơn rất nhiều trong quản lý điểm số, nhập điểm, hồ sơ giấy tờ được giảm tải và đều được số hóa. Giáo viên có nhiều thời gian hơn để đầu tư vào chuyên môn, nâng cao hiệu quả dạy và học nhà trường.

Tuy nhiên, đại diện đơn vị này cho rằng, hạn chế trong công tác cải cách hành chính nhà trường là nhân viên về CNTT còn thiếu và có trình độ chưa cao, chưa đáp ứng được hết với đòi hỏi của cải cách hành chính. Cơ sở hạ tầng đi kèm với các “đầu việc” cải cách hành chính còn chưa có sự đồng bộ và hoàn thiện. “Thực tế sổ liên lạc điện tử đã được triển khai nhưng học bạ vẫn viết bằng tay. Nếu được, ngành nên triển khai thêm học bạ online để hoàn thiện hơn nữa công tác chia sẻ dữ liệu chung…”, thầy Đắc đề xuất.

Cải cách hành chính giáo dục được xem là một trong những nhiệm vụ chính của ngành GD-ĐT TP.HCM đặt ra trong năm học này và các năm tiếp theo, nhằm nâng cao hơn nữa môi trường giáo dục, chất lượng giáo dục. Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định, chuyển đổi số quốc gia là nội dung tiếp tục được nhấn mạnh trong nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13. Vì thế, công tác cải cách hành chính ngành giáo dục cần phải được đẩy mạnh, làm rõ hơn nữa trong từng cơ sở giáo dục… “Các hồ sơ sổ sách của nhà trường cần tiến tới điện tử hóa, số hóa, để HS, phụ huynh dễ dàng tham khảo, theo dõi nội dung mà nhà trường đánh giá. Từng nhà trường cần rà soát dữ liệu HS, giáo viên, đảm bảo các dữ liệu đưa lên phần mềm chung là chính xác, phục vụ quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá HS”.

Đối với học bạ online, lãnh đạo ngành GD-ĐT TP thông tin, hiện nay TP thực hiện song song vừa số hóa, vừa học bạ giấy. Sở dĩ như vậy là do đặc thù TP, số lượng HS du học hàng năm cao, tuy nhiên học bạ điện tử vẫn chưa được nhiều nước công nhận. “Nhà trường duy trì học bạ giấy thêm một thời gian nữa, khi nào các dữ liệu có sự đồng bộ hơn thì sẽ tiến tới triển khai 100% học bạ điện tử…”.

Đ Giang Quân