Thứ bảy, 15/1/2022, 14h59

Trường học thận trọng khi tổ chức bán trú

Dù hc sinh TP.HCM đã tr li trưng hc song vic t chc bán trú trong điu kin dch đưc các trưng hết sc cân nhc. Đa phn các trưng đu chưa t chc, mt s ít mnh dn t chc thì hết sc thn trng.


Dù hc sinh đi tr li trưng trong điu kin “bình thưng mi” nhưng nhiu trưng vn chưa t chc bán trú đ đm bo phòng dch

To điu kin thun li cho ph huynh dù chưa m bán trú

Hiện nay, học sinh từ khối 7 đến khối 12 tại TP.HCM đã trở lại trường học trực tiếp. Điều này tạo tâm lý phấn khởi, hào hứng cho học sinh. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch Covid-19, nhiều trường vẫn rất thận trọng, cân nhắc trong việc mở bán trú ngay cả khi đã dạy buổi 2, để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Tại Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), với hơn 1.000 học sinh 3 khối 7, 8, 9 trở lại trường từ đầu tháng 1-2022 khiến mật độ trong trường gia tăng, vì thế các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch cũng được nhà trường tăng cường.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, khi học sinh đi học lại, phụ huynh thì đi làm, nhu cầu cho con ăn bán trú là rất lớn. Thế nhưng, cân nhắc trên nhiều yếu tố, cùng với việc thời điểm này học sinh cũng sắp nghỉ Tết Nguyên đán nên nhà trường chưa tổ chức bán trú và căng tin. “Sau Tết nhà trường sẽ mở bán trú và căng tin”, thầy Tuấn dự kiến.

Mặc dù chưa mở bán trú song thầy Tuấn chia sẻ, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để phụ huynh đưa đón con trong bối cảnh hiện nay. Song song việc thiết kế thời khóa biểu linh hoạt, thuận lợi, trường cũng bố trí khu vực chờ cho học sinh ngồi đợi khi phụ huynh chưa thể đón ngay. Khu vực chờ có giáo viên quản lý, đảm bảo học sinh tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Tương tự, dù đã tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày song hiện Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) vẫn chưa mở bán trú. Theo lãnh đạo nhà trường, điều này dù có gây chút khó khăn cho phụ huynh nhưng sẽ đảm bảo an toàn phòng dịch trong bối cảnh mật độ học sinh trong trường tăng lên nhiều lần.

“Nhà trường có hai cấp THCS và THPT, tức là với 7 khối lớp trở lại trường (trừ khối 6). Với sự đồng thuận cao của phụ huynh, tỷ lệ học sinh đến trường ngày một tăng vừa là niềm vui song cũng là áp lực với nhà trường, làm sao tạo môi trường học đường “xanh” nhất, đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh khi đến trường, tạo sự an tâm cho phụ huynh. Do vậy, thời gian này nhà trường sẽ chưa tổ chức bán trú để các hoạt động phòng dịch, dạy và học trở nên đều tay”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) bày tỏ.

Cũng như các cơ sở giáo dục khác, đi cùng với việc chưa tổ chức bán trú, Trường THPT Lương Thế Vinh thiết kế thời khóa biểu học tập, việc ôn tập, sinh hoạt của học sinh tại trường tạo thuận lợi để phụ huynh đưa đón. “Ngoài 9 môn văn, toán, ngoại ngữ, lý, hóa, sinh, sử, địa, giáo dục công dân được tổ chức kiểm tra theo hình thức tập trung có số báo danh, các môn còn lại học sinh kiểm tra theo lớp nhưng cũng được chia phòng. Tuy nhiên, để giúp phụ huynh đưa đón dễ dàng, với các môn học này trường sẽ tổ chức ôn tập và thi trong cùng một buổi để học sinh không phải đi lại nhiều lần…”, cô Bùi Minh Tâm nói

Thn trng khi t chc bán trú

Dù vẫn còn nhiều băn khoăn song “cởi mở” hơn, một số cơ sở giáo dục đã mạnh dạn tổ chức bán trú ngay khi học sinh trở lại trường.

Là đơn vị sớm tổ chức bán trú ngay khi học sinh khối 9 trở lại trường, cô Trương Thị Đẹp (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.Gò Vấp) nhận định, việc tổ chức bán trú vào thời điểm này là rất khó khăn, thậm chí hơi “mạo hiểm” trong bối cảnh dịch. Thế nhưng, việc học sinh đi học trực tiếp và phụ huynh đã đi làm thì không tổ chức bán trú sẽ khiến nhiều phụ huynh gặp khó”.

Để thực hiện bán trú đảm bảo an toàn phòng dịch, Trường THCS Nguyễn Du thực hiện tách đôi lớp khi ăn nhằm giữ khoảng cách. Khi ngủ, học sinh cũng được chia đôi lớp, hạn chế thấp nhất sự tiếp xúc của học sinh, từ đó kiểm soát tốt việc phòng dịch.

Trong khi đó, với mô hình hơn 60% học sinh nội trú, bán trú, ông Ngô Vĩnh Trường - Hiệu trưởng Trường TH, THCS, THPT Tân Phú (Q.Tân Phú) cho hay, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn trong dịch. Để hạn chế rủi ro, trường tổ chức lớp nội trú, bán trú riêng. Mỗi tuần, phụ huynh sẽ tự thực hiện test nhanh cho học sinh nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các ca F0 vào trường. Riêng học sinh nội trú, ngoài việc phụ huynh tự test, nhà trường cũng test cho các em 3 lần/tuần. Đặc biệt là chú trọng hình thành cho các em kỹ năng phòng dịch.

KHUYN KHÍCH T CHC ĂN TI PHÒNG HC

Đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường có tổ chức bán trú phải bố trí cho học sinh ngồi ăn theo khu vực từng lớp, đảm bảo giãn cách phù hợp, khuyến khích tổ chức ăn tại phòng học. Nếu có tổ chức ngủ trưa thì bố trí khoảng cách giữa 2 học sinh đảm bảo tối thiểu 1m. Theo dõi nhắc nhở học sinh không tụ tập trong thời gian nghỉ trưa. 

Với trường có tổ chức nội trú, Sở GD-ĐT lưu ý trường hướng dẫn học sinh kỹ lưỡng nguyên tắc phòng, chống dịch tại khu ký túc xá. Phân công nhân sự thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại khu nhà ở. Người vào ký túc xá phải khai báo y tế, được đo thân nhiệt và đeo khẩu trang. Phòng lưu trú phải thông thoáng, sạch sẽ, trang bị đầy đủ trang thiết bị khử khuẩn…

“Đặc thù sĩ số học sinh trong lớp, khối không quá đông là thuận lợi để chia ca vào học, ra chơi, ra về, thuận lợi để phụ huynh đưa đón. Với học sinh bán trú, 100% học sinh lớp 12 đến trường cả ngày trong tuần. Các khối lớp còn lại không quá 50% học sinh bán trú đến trường, 1 tuần 3 ngày học liên tục cả ngày tại trường, hạn chế sự di chuyển của học sinh”, ông Trường nói.

Khâu tổ chức ăn bán trú được trường thực hiện theo từng tổ học sinh, mỗi tổ tối đa 10 học sinh, chia theo khu vực riêng từng khối lớp. Mỗi khu ăn không quá 80 em, học sinh ngồi cách nhau 2m, ngồi về cùng một hướng, hạn chế thấp nhất rủi ro.

“Học sinh nội trú được thực hiện theo nguyên tắc 3 tại chỗ, các em có 3 tuần nội trú trong trường để hạn chế nguy cơ tiếp xúc. Việc tổ chức nội trú tuân thủ theo nguyên tắc theo đơn vị tổ, mỗi tổ tối đa 10 học sinh. Các tổ này sẽ theo xuyên suốt nhau, các em ở cùng tầng, ngủ gần nhau, học cùng nhau, đi ăn cùng nhau, vui chơi cùng nhau. Dù sinh hoạt có phần gò bó hơn trước đây các em vẫn rất phấn khởi, hào hứng khi được trở lại trường”, ông Trường phấn khởi.

Yến Khương