Thứ ba, 24/11/2020, 19h32

Trường nghề đủ điều kiện có thể dạy văn hóa

Mi đây, B GD-ĐT đã có công văn đng ý cho các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) dy văn hóa THPT cho hc sinh tt nghip THCS hc TC ngh. Tuy nhiên, đ trin khai thc hin đưc thì các trưng TC ngh vn đang chng dn c th


Hc sinh mt trưng ngh đang thc hành
 

Điu kin đ trưng ngh đưc dy văn hóa

Bộ GD-ĐT thống nhất để các cơ sở GDNN đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh sau THCS theo học TC nghề. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đang soạn thảo và sẽ sớm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Công văn do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ ký mới đây nêu rõ: Đối với học sinh do trung tâm GDTX tuyển sinh theo học chương trình THPT có nguyện vọng học TC nghề thì các trung tâm GDTX phối hợp với các trường TC nghề được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ TC nghề để tổ chức dạy học. Về phía người học do các trung tâm GDNN tuyển vào học TC nghề có nguyện vọng học chương trình GDTX bậc THPT để dự thi tốt nghiệp thì các đơn vị này phối hợp với các trung tâm GDTX để tổ chức dạy chương trình GDTX bậc THPT. Đối với các trường nghề muốn tổ chức cho học sinh học chương trình GDTX phải bổ sung điều kiện thiết yếu như phòng học, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm, thực hành... sẵn sàng cho việc dạy văn hóa và việc tổ chức dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề...

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT về việc tổ chức giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học TC nghề. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép các trường TC-CĐ đã được sở GD-ĐT địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ TC được tiếp tục giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh. Đối với các trường TC-CĐ khác, nếu có đủ điều kiện thì đăng ký với sở GD-ĐT tại địa phương để được tổ chức giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ TC của đơn vị; chỉ đạo các trung tâm GDTX phối hợp với các trường TC-CĐ để giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh đối với các trường TC-CĐ không đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh tại trường...

Cn có văn bn hưng dn c th

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, trước đây việc thực hiện dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề được áp dụng theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT và văn bản Hướng dẫn tổ chức dạy chương trình GDTX bậc THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 31-7-2020. Theo văn bản này, đối với người học do các cơ sở GDNN tuyển vào học TC nghề có nguyện vọng học chương trình GDTX bậc THPT để đủ điều kiện thi tốt nghiệp THPT thì các đơn vị này phối hợp với các trung tâm GDTX tổ chức dạy. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trung tâm GDTX đảm nhiệm việc giảng dạy văn hóa THPT là không hợp lý bởi không phải trung tâm nào cũng đảm bảo cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy… Trong khi đó, các trường TC-CĐ đã có đội ngũ giáo viên chất lượng cũng như cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng yêu cầu của người học. ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng việc các trường TC-CĐ được dạy văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS học TC nghề là tốt, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để các trường TC-CĐ triển khai thực hiện thì cần có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… Cũng theo ông Lý, lâu nay trường liên kết với trung tâm GDTX dạy văn hóa bậc THPT cho học sinh học nghề nhưng không giao hẳn mà trường còn đảm nhận việc dạy tăng tiết cho các em.

Tương tự, hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM cũng cho rằng công văn của Bộ GD-ĐT nói là đồng ý để các trường nghề dạy văn hóa bậc THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề nhưng thực tế còn rất chung chung. Nếu không có hướng dẫn chi tiết thì các trường TC-CĐ khó thực hiện. Về chuyên môn nghề do Bộ LĐ-TB&XH quản lý, nhưng Bộ GD-ĐT quản lý khối văn hóa. Điều này cho thấy vai trò của Bộ GD-ĐT được tôn lên, nhân rộng chứ không mất đi, trong khi lâu nay các trường TC-CĐ muốn “quy về một mối” để dễ hoạt động. “Hiện nay, theo định hướng phát triển chung, nhiều trường đã xây dựng được nguồn lực giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để giảng dạy văn hóa theo yêu cầu”, vị hiệu trưởng này nói.

Từ thực tế học nghề tại trường nghề, còn học văn hóa ở địa điểm khác khá bất tiện cũng như chất lượng giảng dạy của trung tâm GDTX không đảm bảo, TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận việc học nghề và học văn hóa ngay tại trường nghề là thuận lợi nhất đối với học sinh. Đây cũng là mong mỏi của người học, công tác quản lý học tập của trường nghề cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Trng Tri