Thứ năm, 28/1/2021, 16h18

Trường THCS Lê Văn Tám - Quận Bình Thạnh: Mạnh dạn chuyển đổi số

Là đim sáng ca ngành GD-ĐT Q.Bình Thnh, trưc thách thc ca chuyn đi s giáo dc, Trưng THCS Lê Văn Tám đã mnh dn đi đu, tng bưc hoàn thin nn tng s hóa trong nhà trưng.


Các tiết hc đi mi có s hin din ca CNTT to ra không gian lp hc m luôn khiến hc sinh hào hng

Chính từ sự mạnh dạn đó, môi trường giáo dục nhà trường đã có sự chuyển biến rõ rệt. Những giờ học được “biến tấu” với công nghệ trở nên sinh động, thú vị; Đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, chủ động thích ứng với những đòi hỏi số; Học sinh được trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, biết vận dụng các kiến thức sách vở vào trong thực tế cuộc sống.

Xác định con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành bại của tiến trình chuyển đổi số, ngay từ những ngày đầu trong lộ trình chuyển đổi, Trường THCS Lê Văn Tám đã xây dựng nhóm CNTT, gồm những giáo viên có trình độ CNTT và chuyên môn cao ở tất cả các tổ bộ môn. Đây được xem là lực lượng nòng cốt hỗ trợ và nhân rộng các mô hình ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho giáo viên toàn trường. Lực lượng này cũng là “cánh tay nối dài” song hành cùng với kế hoạch giáo dục của nhà trường, đưa “công nghệ” vào trong từng tiết học. “Với đội ngũ CNTT nòng cốt, ngoài khả năng CNTT, thầy cô còn rất chủ động chịu khó mày mò, tìm hiểu, vận dụng CNTT vào trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Đây là lực lượng luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, linh hoạt biến các giờ học truyền thống thành những giờ học vui vẻ, hào hứng. Chính tính hiệu quả của đội ngũ đi đầu này đã trở thành “vết dầu loang” thúc đẩy và truyền năng lượng tích cực đổi mới cho đội ngũ giáo viên toàn trường”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.


Màn hình led đt gia sân trưng là mt trong nhng đim nhn ca tiến trình chuyn đi s nhà trưng, giúp các hot đng giáo dc, rèn luyn ca trưng tr nên đa dng, phong phú

Bằng những bước đi vững chắc, trong năm học vừa qua, ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 xuất hiện, việc dạy và học trực tuyến đã được đội ngũ giáo viên nhà trường sớm đưa vào, đảm bảo học sinh được trang bị kiến thức và kết nối ngay cả khi không đến trường. Sự tiên phong thích nghi đã góp phần hiệu quả vào việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của trường khi những kế hoạch, phương thức giáo dục truyền thống bị xáo trộn, đứt gãy.

Song song với xây dựng nguồn lực con người “làm chủ” CNTT, trong tiến trình chuyển đổi số, thời gian qua Trường THCS Lê Văn Tám còn quán triệt thực hiện mô hình quản lý “Trường học thông minh - an toàn - không sử dụng tiền mặt” trong tất cả các hoạt động quản trị nhà trường từ quản trị nhân sự, quản lý điểm số, quản lý học sinh... Tính đến nay, tỷ lệ học sinh đóng học phí không dùng tiền mặt trong toàn trường đạt tỷ lệ trên 70%. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục phấn đấu thay đổi hơn nữa thói quen, nhận thức của phụ huynh để nâng cao tỷ lệ này.


Nhóm CNTT nhà trưng là nhng giáo viên nòng ct đi đu trong ving dng CNTT vào ging dy

Đặc biệt, điểm nhấn trong tiến trình chuyển đổi số của Trường THCS Lê Văn Tám phải kể đến sự “mạnh tay” trang bị màn hình led “giữa sân trường” trong năm học 2020-2021 với sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Thiết bị đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên “chuyển đổi” không gian lớp học thông minh, xây dựng những giờ học “chất”, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là với học sinh cuối cấp chuẩn bị thi tuyển sinh 10. Đồng thời, từ thiết bị này cũng đã làm mới các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện của học sinh nhà trường theo xu hướng mới, mở, hình ảnh trực quan sinh động.


Trên 70% ph huynh hc sinh nhà trưng đã có thói quen đóng hc phí không s dng tin mt

Năm học 2020-2021, nhà trường cũng lần đầu tiên xây dựng thí điểm các tiết học có sử dụng điện thoại thông minh ở các bộ môn như lịch sử, địa lý, ngữ văn. Từ các tiết học này sẽ được nhà trường đánh giá, nhìn nhận lại, từ đó nhân rộng tính hiệu quả đến các bộ môn còn lại ở tất cả các khối lớp. “Việc hiện diện của điện thoại thông minh trong tiết học với vai trò là phương tiện truyền tải kiến thức sẽ một lần nữa giúp thay đổi tư tưởng của giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Chuyển đổi số trong giáo dục đôi khi đơn giản là việc người dạy, người học làm chủ thiết bị điện tử mà cụ thể nhất là điện thoại thông minh, tận dụng lợi thế của công nghệ để giúp giờ học trở nên hiệu quả”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

Với quan điểm trường học thông minh xây dựng từ lớp học thông minh, tới đây Trường THCS Lê Văn Tám sẽ chính thức trang bị một phòng học thông minh, dự kiến đưa vào sử dụng trong HKII năm học 2020-2021. Phòng học thông minh với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như phần mềm tương tác, iPad…, được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra sự đồng bộ, là đòn bẩy thúc đẩy thêm cán cân quá trình chuyển đổi số của nhà trường bắt đầu từ chính mỗi tiết học.

Đ Yến Hoa