Thứ hai, 13/1/2020, 16h34

Trường THCS Trần Quốc Toản - Quận 2: Xây dựng không gian dạy học trải nghiệm sáng tạo

Tp th sư phm nhà trưng

Bắt đầu xây dựng mô hình tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế, lấy dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học định hướng giáo dục STEM làm trọng tâm từ năm học 2016-2017, Trường THCS Trần Quốc Toản (quận 2, TP.HCM) đã đặc biệt quan tâm tới xây dựng đội ngũ và xây dựng không gian mở, trong đó hướng tới xây dựng không gian mở tổ chức tốt hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo. Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã phát huy được hiệu quả giáo dục, hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Với sự đồng thuận, chung sức, tập thể nhà trường đã thiết kế được nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp kiến thức liên môn với những chủ đề hoạt động gợi nhiều cảm xúc và mở ra không gian kiến thức sâu rộng. Tiêu biểu như:  “STARTUP PROJECT” giúp bạn sạch hơn; Lễ hội Halloween; Thắp lửa tri ân; Sự nguy hiểm và ngọt ngào; Khám phá thế giới nấm; Thế giới nhựa - “3R” for plastic: Reduce, Reuse, Recycle; Học viện vải sợi; Rau sạch lan tỏa yêu thương; Hội trại kỹ năng “Con cháu Rồng Tiên - Lên rừng xuống biển”.

Không gian mở còn được nhà trường triển khai qua việc chọn lựa địa điểm tổ chức hoạt động một cách linh hoạt. Các tiết học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo bên ngoài không gian lớp học như: Vẽ ngoại cảnh; Tập làm văn tả sân trường, tả ngôi trường; Chế tạo thước đo; Kỹ năng thoát hiểm; Khảo sát nhu cầu tiêu thụ ngành thân mềm tại chợ - siêu thị; trải nghiệm tiếng Anh theo chủ đề tại các bảo tàng, công viên… Những thí nghiệm khoa học trong các chủ đề dạy học định hướng giáo dục STEM được nhà trường tổ chức thực hiện thường xuyên ngay tại lớp học, trong thư viện, trên sân trường, tại công viên, nông trại nấm, Bảo tàng Áo dài, Trung tâm Thực hành thí nghiệm của ĐH Tôn Đức Thắng, Phòng Thực hành thí nghiệm tại trường quốc tế BIS… luôn mang đến cho HS sự mới lạ, thú vị, kiến thức khoa học gắn với thực tế.

HS thiết kế mô hình Vưn - ao - chung t đng

Không gian mở còn được nhà trường sử dụng trong việc kết nối giữa nhà trường, phụ huynh và HS như việc tổ chức chuyên đề “Cùng con phát triển” cho phụ huynh và HS lớp 9 tại quán cà phê. Không gian mạng internet cũng được khai thác sử dụng để tổ chức hoạt động học tập cho HS như: Chat với nhà khoa học, Giới thiệu sách và đọc sách trên thư viện số; tham gia Liên hoan phim khoa học quốc tế để học tiếng Anh; Truyền thông, giới thiệu sản phẩm (kết quả) hoạt động hay nộp báo cáo thu hoạch sau trải nghiệm trên Facebook, Zalo, Youtube. Xuyên suốt quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tính đa dạng về hình thức tổ chức luôn được nhà trường chú trọng. Có thể kể đến các hoạt động, như: Giao lưu học tập tại các trường quốc tế BIS, Horizon, Việt Úc; Lễ hội, hội trại, hội thao, hội diễn, trò chơi lớn, trò chơi vận động; Sân khấu hóa các tác phẩm văn học; Tham quan học tập thực tế, dã ngoại trải nghiệm khoa học; Hoạt động thiện nguyện; Hoạt động đội, nhóm, câu lạc bộ hoặc đơn vị lớp, khối lớp, toàn trường.

Để đáp ứng mục tiêu dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học định hướng giáo dục STEM, nhà trường đã khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có… Mạnh dạn cải tạo mở rộng không gian thư viện, linh hoạt trở thành phòng học Robot, phòng thao giảng, chiếu phim...  thu hút HS đến học tập, trao đổi. Hành lang thư viện cũng trở thành không gian đọc sách thân thiện. Cải tạo bãi để xe trở thành sân bóng mini, tạo điều kiện cho HS phát triển năng khiếu môn bóng đá, sinh hoạt trò chơi vận động, rèn luyện thể lực. Phòng chức năng được cải tạo thành phòng học Bộ môn âm nhạc. Cải tạo phòng thực hành thí nghiệm trở thành không gian sáng chế, mở ra không gian để GV, HS khám phá, trải nghiệm khoa học công nghệ, phát hiện sớm những tài năng khoa học, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, thí nghiệm, phát triển tư duy sáng tạo. Khu vực sảnh, hành lang rộng được cải tạo trở thành góc học tập, nơi triển lãm sản phẩm nghiên cứu khoa học, học tập trải nghiệm sáng tạo của HS…

Yến Hoa