Thứ ba, 26/5/2020, 21h04

Trường THPT “gõ cửa” trường THCS: Hiệu quả trong phân luồng HS lớp 9

Vào mi mùa tuyn sinh, nhiu đơn v trưng THPT li bn b “gõ ca” các trưng THCS đ gii thiu, chia s v trưng đến HS, ph huynh khi 9. Hot đng này đang góp phn nâng cao hiu qu ca vic phân lung HS sau THCS trên đa bàn TP.HCM…

HS Trưng THPT Bùi Th Xuân trong mt hot đng tri nghim

Ngoài việc tạo ra “hệ sinh thái” trong phân luồng, công tác này còn từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường THPT.

“La đu”

Từ năm 2014, Trường THPT Gia Định đã tiên phong “gõ cửa” các trường THCS xin giới thiệu về trường. Việc “quảng bá” này đã khiến các trường THCS và THPT ngạc nhiên bởi quan điểm chỉ có các trường ngoài công lập mới phải đi tìm thí sinh. Trong khi đó, Trường THPT Gia Định là đơn vị có chất lượng đào tạo, điểm chuẩn tuyển sinh luôn ở ngưỡng cao nhất. Đây cũng là ngôi trường THPT có lớp chuyên…

“Thời điểm mới bắt đầu, việc khó đầu tiên là tiếp cận với các trường THCS, thay đổi quan điểm của các đơn vị. Nhà trường đã xây dựng một kế hoạch tuyển sinh bài bản, trong đó có đội ngũ chuyên sâu để giới thiệu về trường. Đặc biệt là dành thời gian để cựu HS các trường THCS hiện đang là HS của trường chia sẻ về môi trường học tập và tri ân ngôi trường cũ”, cô Hoàng Thị Thanh Vân - Phó Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ.

Theo cô Vân, việc “quảng bá” về trường trước mùa tuyển sinh không vì thế mà làm “hạ danh tiếng” của trường, ngược lại lại trở thành động lực để nhiều HS phấn đấu vào trường khi đã có những hiểu biết rõ ràng, cụ thể hơn về ngôi trường; giúp nhà trường lựa ra những hạt nhân tiêu biểu nhất, phù hợp với môi trường học tập, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.

“Không phải nhà trường làm thay công việc của các giáo viên THCS là đi tư vấn nguyện vọng cho HS khối 9. Mà ở đây nhà trường chỉ làm công tác giới thiệu sâu hơn về trường, cung cấp và giải đáp đến HS những thông tin xác thực nhất về môi trường đào tạo, lĩnh vực mũi nhọn…, từ đó lựa ra những HS có khả năng nhất. Khi đó, những thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường sẽ là những em có niềm yêu thích, hiểu biết rõ ràng, từ đó các em sẽ không bị sốc, không quá bỡ ngỡ khi bước vào trường…”, cô Vân nhấn mạnh.

Cùng quan điểm đi “lựa đậu”, Ban lãnh đạo Trường THPT Bùi Thị Xuân cũng không ngại đi “gõ cửa” từng trường THCS trên địa bàn Q.1, Q.3, Q.4, thậm chí là Q.8 để xin được giới thiệu về trường. Cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng nhà trường - bày tỏ, công tác này nhằm tiến tới xây dựng môi trường tự chủ trong giáo dục, tạo ra tính cạnh tranh công bằng giữa các đơn vị trường THPT.

“Cũng giống như việc các trường ĐH về các trường THPT để giới thiệu, quảng bá thì việc trường THPT đến trường THCS cũng sẽ tạo ra một kênh thông tin xuyên suốt đến phụ huynh, HS khối 9, để người học và phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về môi trường mà mình đăng ký lựa chọn”, cô Dung nhấn mạnh.

Một điều quan trọng nữa, theo cô Dung đó chính là việc “lựa đậu” sẽ giúp nhà trường từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, giữ chân được người học. Nếu ngay từ ban đầu, các em có niềm yêu thích và hiểu biết rõ ràng về môi trường học tập mà các em đăng ký làm nguyện vọng 1 thì chính các em sẽ có động lực để học tập, phấn đấu. Khi bước vào môi trường, các em cũng sẽ dễ dàng hòa nhập, say mê học tập, phát huy khả năng. Hơn nữa, khi hiện tại các trường dân lập, tư thục đang rất phát triển và có lợi thế về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, có đầu tư về yếu tố con người thì nếu bản thân các trường THPT công lập không “động đậy” tìm kiếm những HS phù hợp thì khó mà cạnh tranh và giữ chân được người học…

Đón HS khi 9 đến tri nghim

Hai năm nay, cứ vào mùa tuyển sinh, Trường THPT Lương Thế Vinh lại gửi thư mời đến một vài trường THCS trên địa bàn Q.1 để tiếp đón HS khối 9 đến trường tham quan, trải nghiệm hoạt động “một ngày làm HS THPT”.

Cô Trần Thúy An - Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1, đơn vị đưa HS tham quan trải nghiệm - đánh giá cao tính hiệu quả của hoạt động này. “Những HS được nhà trường dẫn đến tham quan đều là những em có nguyện vọng được học tập tại Trường THPT Lương Thế Vinh, có thể là nguyện vọng 1, 2. Việc tham quan trải nghiệm sẽ mang đến cho các em cái nhìn chân thực nhất về ngôi trường mình mơ ước. Có nhiều em, sau chuyến trải nghiệm đã cố gắng học tập hơn, quyết tâm thi đậu vào trường, nhiều em lại mạnh dạn chuyển từ nguyện vọng 2 sang nguyện vọng 1. Điều này đã giúp nhà trường đạt hiệu quả trong việc phân luồng HS sau THCS, giúp các em lựa chọn được môi trường học tập phù hợp.

Cô Mai Thị Thu - Hiệu trưởng Trường THCS An Phú, Q.2 - cũng thừa nhận, khó khăn nhất của các đơn vị THCS trong công tác định hướng phân luồng HS sau THCS chính là thiếu thông tin. Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 thường phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, từ giảng dạy, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của HS đến tổng hợp các thông tin để tư vấn nguyện vọng, hướng đi phù hợp cho HS. Trong việc tư vấn nguyện vọng, thông thường giáo viên chỉ căn cứ vào mức điểm chuẩn, chỉ tiêu cũng như địa bàn cư trú để tư vấn cho HS chứ thực sự chưa nắm rõ về môi trường học tập, rèn luyện trải nghiệm ở từng đơn vị trường THPT… Do vậy việc các trường THPT về trường THCS giới thiệu, chia sẻ thực sự cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh “nhiễu” thông tin như hiện nay.

“Việc này sẽ tạo ra mối liên hệ, kênh thông tin chính thống, tạo ra “hệ sinh thái” hỗ trợ trường THCS trong công tác tư vấn phân luồng HS một cách thiết thực hơn, hiệu quả hơn”, cô Thu nói.

Cũng là đơn vị bền bỉ với công tác tư vấn tuyển sinh tại các trường THCS nhiều năm nay, cô Đinh Thị Mỹ Hạnh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong - khẳng định, không phải chỉ đơn thuần là giới thiệu về trường mà khi đi đến tận cơ sở, bằng chính người thật việc thật sẽ cung cấp đến HS, phụ huynh các thông tin đúng đắn, đầy đủ nhất về đơn vị mình. Từ đó, phụ huynh, HS sẽ chọn nguyện vọng theo đúng hiểu biết, sự phù hợp chứ không phải là theo “nghe nói, theo mạng xã hội”. Sẽ là một “hệ sinh thái” trong phân luồng, tuyển sinh, không chỉ hiệu quả cho các trường THCS mà ngược lại, từ phía nhà trường khi về tận cơ sở thì cũng sẽ có sự điều chỉnh trong công tác đào tạo, giảng dạy phù hợp hơn với đối tượng HS từng cơ sở, tạo điều kiện để các em học tập, hòa nhập tốt nhất...

Thực hiện chủ trương phân luồng HS sau THCS, theo lộ trình năm nay TP.HCM sẽ chỉ còn 70% HS tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, số còn lại sẽ được phân luồng vào các trường nghề, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX, THPT ngoài công lập… Tuy nhiên, để tính phân luồng đạt hiệu quả thì ngay trong công tác tư vấn nguyện vọng của các trường THCS phải thật sự có chất lượng. Muốn như vậy, ngoài sự chung tay của các đơn vị trường tư thục, trường nghề thì rất cần sự vào cuộc của các trường THPT công lập trên địa bàn TP, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Bài, ảnh: Lan Đ