Thứ sáu, 2/4/2021, 16h35

Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM năm 2021: “Đo ni đóng giày” cho Chương trình GDPT 2018

Thi đim này, UBND các qun, huyn và TP.Th Đc đang tiến hành rà soát s hc sinh (HS) trong đ tui ra lp đu cp đ thc hin vic phân tuyến trong mùa tuyn sinh đu cp năm hc 2021-2022.


Các qun huyn tiếp tc siết tuyn sinh trái tuyến trong tuyn sinh đu cp đ đm bo 100% hc sinh trong đ tui đi hc đưc đến trưng và thc hin tt Chương trình GDPT 2018 (hình minh ha)

Trước áp lực sĩ số HS tăng cơ học hàng năm cao mà điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất không theo kịp, để đảm bảo nguyên tắc 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường đồng thời tính đến yếu tố thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 ở bậc lớp 1, lớp 2 và lớp 6, các địa phương tiếp tục “siết mạnh” tuyển sinh trái tuyến…

Đm bo thc hin tt Chương trình GDPT 2018

Chia sẻ về tình hình tuyển sinh đầu cấp tại Q.7 năm học 2021-2022, ông Ngô Xuân Đông (Trưởng phòng GD-ĐT Q.7) thông tin, hiện tại các phường đang bắt đầu thống kê số trẻ ra các lớp đầu cấp. Tuy nhiên, dự báo số HS đầu cấp trên địa bàn quận năm nay không có nhiều biến động so với mọi năm. Ngoài ra, năm nay, quận đưa vào sử dụng mới một số trường mầm non. “Dù không quá áp lực về tuyển sinh đầu cấp khi trên toàn quận, tỷ lệ HS tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 100%, tỷ lệ này ở bậc THCS là 80% trong đó có 5/7 trường THCS đạt tỷ lệ 100% HS học 2 buổi/ngày nhưng ở một số trường, sĩ số HS/lớp vẫn đông, vượt ngưỡng chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến việc thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018”, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.7 thẳng thắn.

Ông Đông cho biết, năm học 2021-2022, quận dự kiến sẽ đưa vào sử dụng khoảng 50 phòng học mới ở bậc tiểu học. Đây cũng là chỉ tiêu được ngành GD-ĐT Q.7 đặt ra thực hiện trong từng năm, nhằm từng bước kéo giảm sĩ số HS/lớp, đảm bảo HS vừa được học 2 buổi/ ngày, vừa có môi trường rèn luyện tốt nhất trong lớp học”. Đối với bậc THCS, để thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 ở bậc lớp 6, địa phương sẽ nỗ lực đưa tỷ lệ HS lớp 6 năm học 2021-2022 học 2 buổi/ngày đạt 100%.

Là “điểm nóng” về tuyển sinh đầu cấp, dân số tăng cơ học hàng năm cao, mỗi năm huyện Bình Chánh tăng thêm khoảng trên 4.000 HS ở các cấp học, bậc học, nâng tổng số HS đầu cấp hàng năm lên khoảng trên 13.000 HS. Năm học 2021-2022, huyện Bình Chánh dự kiến vẫn sẽ đón nhận số HS tăng cơ học như mọi năm.

“Tỷ lệ HS tiểu học học 2 buổi/ngày trên toàn quận trong năm học vừa qua mới chỉ đạt 59,44%, riêng khối lớp 1 có tỷ lệ là 70,2%, còn lại 29,8% các em học trên 5 buổi/tuần. Tỷ lệ này so với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 là còn khá thấp, vì vậy để tiếp tục thực hiện chương trình ở bậc lớp 2 và lớp 6, địa phương rất nỗ lực, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng 1 trường tiểu học mới trong năm học tới, nâng tổng số trường tiểu học công lập trên địa bàn quận lên 35 trường, giảm bớt gánh nặng tuyển sinh đầu cấp ở bậc tiểu học. Riêng về HS lớp 6, theo dự kiến năm tới chỉ có 4.574/6.801 HS được học 2 buổi/ ngày (chiếm tỷ lệ 67,25%)”, ông Nguyễn Trí Dũng (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh) chia sẻ.

“Siết mnh” trái tuyến

Cạnh nguyên nhân khách quan vì sĩ số HS tăng cơ học hàng năm cao do dân số tăng cơ học lớn, một trong những nguyên nhân khiến tuyển sinh đầu cấp hàng năm tại một số quận huyện ở TP.HCM luôn trong tình trạng “nóng” là vấn nạn “học trái tuyến”. Quan điểm của phụ huynh vẫn còn “cứng nhắc” trong chuyện con học trường “điểm”, trường “hot”, đặt nặng thêm áp lực cho nhiều trường, nhiều quận huyện.

Trước gánh nặng về sĩ số HS tăng hàng năm trong khi hệ thống trường lớp không theo kịp, để giải quyết bài toán tuyển sinh đầu cấp, đảm bảo 100% HS nhân dân trên địa bàn TP.HCM được học tập, đến trường, đặc biệt là thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 thực hiện tiếp tục ở lớp 1, thực hiện mới ở lớp 2, lớp 6, trong năm học 2021-2022, UBND TP.HCM yêu cầu các quận huyện, TP.Thủ Đức tiếp tục “siết mạnh” tuyển sinh trái tuyến, không nhận HS trái tuyến ngoài địa bàn. Trường hợp ngoại lệ khi còn chỉ tiêu ở địa bàn, địa phương thì phải được hội đồng tuyển sinh của quận, huyện và TP.Thủ Đức xét duyệt.

Tại Q.1, để “hóa giải” áp lực tuyển sinh đầu cấp vào các trường điểm, mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp hàng năm, UBND Q.1 đều yêu cầu địa phương siết chặt hồ sơ trái tuyến, thậm chí xem xét từng trường hợp cụ thể để phân tuyến. Không chỉ phân tuyến theo phường, địa phương này còn phân tuyến theo từng khu phố để hạn chế tình trạng tuyển sinh trái tuyến. Q.1 cũng đẩy mạnh mô hình tuyển sinh trực tuyến để “sàng lọc” ngay từ đầu đầu vào của các trường hợp đăng ký nộp hồ sơ trái tuyến.

TP.Thủ Đức cũng là “điểm nóng” tuyển sinh hàng năm khi địa bàn rộng, dân số tăng cơ học hàng năm cao, công nhân lao động nhiều. Một lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức cho biết, năm học 2021-2022, TP vẫn siết chặt hồ sơ trái tuyến, dù thay đổi về mặt hành chính nhưng việc phân tuyến cơ bản vẫn theo địa bàn như trước đây, nhằm đảm bảo 100% HS trên địa bàn TP.Thủ Đức trong độ tuổi đi học được đến trường, đồng thời, là nền tảng để TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018...

Tại Q.12, mỗi năm địa phương này tăng trung bình khoảng 3.000-4.000 HS vào lớp 1, với câu chuyện giải quyết bài toán đảm bảo 100% trẻ được đến trường thì việc siết tuyển sinh trái tuyến được quận này đặc biệt quan tâm. Ông Khưu Mạnh Hùng (Trưởng phòng GD-ĐT Q.12) cho biết, số trường học mới và các công trình cải tạo mới đưa vào sử dụng hàng năm đều không “thấm tháp” gì so với sĩ số HS gia tăng hàng năm, vì vậy ngoài việc siết trái tuyến, địa phương cũng kết hợp tuyên truyền với phụ huynh HS để cho con em mình học đúng tuyến đã phân, hạn chế tình trạng “nước chảy chỗ trũng”.

Đ Giang Quân