Thứ sáu, 19/6/2020, 10h55

“Tuyệt chiêu” đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Từ ngày 15-6 đến 20-6 thí sinh cả nước sẽ thực hiện đăng ký kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, nhiều thí sinh còn khá lúng túng trong việc đăng ký, sắp xếp thứ tự nguyện vọng để có cơ hội trúng tuyển cao vào ngành học, trường học phù hợp, dưới đây là những chia sẻ giúp các bạn thí sinh “vững tin” khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Hiểu rõ nguyên tắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Theo quy chế tuyển sinh năm 2020, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, thí sinh được đăng ký cùng lúc nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau, các trường khác nhau. Dữ liệu đăng ký của thí sinh sẽ được cập nhật trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT, các trường sẽ xét đồng thời tất cả các nguyện vọng của thí sinh. Điểm đặc biệt các bạn thí sinh cần lưu ý là khi xét tuyển đợt 1, dù thí sinh có đăng ký bao nhiêu nguyện vọng thì chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất. Việc xét tuyển sẽ được hệ thống của Bộ GD-ĐT tiến hành lọc theo thứ tự từ trên xuống, thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao nhất sẽ không xét các nguyện vọng tiếp theo.

Ví dụ như thí sinh có mức điểm 21 đăng ký xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng lần lượt có các nguyện vọng như sau: NV1 đăng ký vào trường A, NV2 đăng ký vào trường B, NV3 đăng ký vào trường C. Khi xét tuyển nguyện vọng đợt 1, các trường lần lượt công bố mức điểm trúng tuyển là: trường A 22 điểm, trường B 23 điểm, trường C 20 điểm cho ngành Tài chính ngân hàng. Lúc này thí sinh sẽ được cùng lúc xét cả 3 nguyện vọng và được công bố trúng tuyển NV3 vào trường C.

 

ThS. Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM tư vấn ngành nghề cho học sinh

Những “bí quyết” đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Để đăng ký nguyện vọng xét tuyển phù hợp, các bạn thí sinh cần xác định năng lực sở trường, đam mê yêu thích của bản thân thông qua sự trải nghiệm, trắc nghiệm, tham chiếu từ ba mẹ, anh chị, người thân, thầy cô, chuyên gia, những người đang làm việc thực tế để chọn được ngành học phù hợp.

Bên cạnh đó, thí sinh nên lập danh sách các ngành học, trường đại học mà mình quan tâm theo thứ tự ưu tiên. Tìm hiểu kỹ các trường đại học về điểm chuẩn trúng tuyển ít nhất 2-3 năm trước, tìm hiểu về học phí, học bổng, chương trình đào tạo, môi trường học tập, đội ngũ giảng viên, hoạt động sinh viên, dịch vụ sinh viên được hưởng thụ, vị trí địa lý… để chọn được trường phù hợp với khả năng, năng lực của mình. Đặc biệt lưu ý điền chính xác tên ngành, mã ngành, tên trường, mã trường

Đặc biệt, thí sinh cần ưu tiên ngành học yêu thích, trường đại học yêu thích là nguyện vọng 1  và cũng chỉ nên đăng ký khoảng từ 3-5 nguyện vọng là được, không cần đăng ký quá nhiều vì sau khi có kết quả điểm thi các thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng thêm lần nữa, điều đó cũng giúp thí sinh tiếp kiệm được chi phí.

Sử dụng thêm các phương thức xét tuyển

Năm nay, bên cạnh phương thức xét tuyển chính là sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, hầu hết các trường đại học đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác như xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển theo kỳ thi riêng, xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT, đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT cũng có nhiều hình thức khác nhau như xét tuyển dựa vào điểm trung bình 3 năm cấp 3, xét tuyển dựa vào điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12, xét tuyển dựa vào điểm trung bình 5 học kỳ, xét tuyển dựa vào điểm 2 học kỳ, xét tuyển dựa vào điểm 1 học kỳ… việc các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển mở ra cơ hội lớn cho các thí sinh vào đại học, giúp thí sinh chọn được ngành học phù hợp, giảm đi áp lực thi cử.

Thí sinh đến đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Ví dụ như tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), năm 2020 bên cạnh xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể sử dụng các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển dựa vào học bạ THPT theo tổ hợp 3 môn (lớp 12) từ 18 điểm trở lên, xét tuyển học bạ THPT dựa vào điểm trung bình 5 học kỳ từ 30 điểm trở lên, đối với phương thức xét tuyển dựa vào học bạ THPT nhà trường đang nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1 đến hết ngày 30-6. Tất cả các phương thức xét tuyển tại UEF thí sinh đều có cơ hội nhận nhọc bổng tuyển sinh 100%, 50%, 25%, đặc biệt có 10 ngành là Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Công nghệ truyền thông, Khoa học dữ liệu, Ngôn ngữ nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế và ngành Quảng cáo doanh nghiệp tài trợ 40% học bổng toàn khóa học.

Trên thực tế các phương thức xét tuyển là độc lập nhưng khi học là học chung với nhau, chương trình đào tạo, hưởng thụ các dịch vụ, giá trị bằng cấp như nhau, vì vậy thí sinh cũng an tâm để chọn nhiều phương thức xét tuyển cùng lúc để tăng cơ hội trúng tuyển và giảm phần nào áp lực thi cử.

Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn thí sinh vững tin đăng ký xét tuyển, chọn được ngành học phù hợp, trường học phù hợp và thành công với ngành nghề sẽ chọn.

ThS. Phạm Doãn Nguyên